Thứ ba 26/11/2024 12:43

Quảng Bình: Nhiều khó khăn cho ngành du lịch trước mùa cao điểm

Chuẩn bị bước vào đợt cao điểm của du lịch, tuy nhiên hiện tại ngành du lịch Quảng Bình còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế dẫn đến hiệu quả mang lại chưa cao.

Theo Sở Du lịch Quảng Bình, từ đầu năm 2023, đơn vị đã đưa thêm các sản phẩm du lịch mới phục vụ khách du lịch. Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ của các sản phẩm du lịch hiện có để đáp ứng nhu cầu và xu hướng du lịch trong tình hình mới; nghiên cứu, xây dựng kế hoach, đề án phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, trong đó tập trung các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch cộng đồng và các sản phẩm du lịch cho khách quốc tế.

Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn, bất cập trong hoạt động du lịch trên địa bàn. Theo đó, hiện nay doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch gặp nhiều khó khăn. Lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng lớn cả về số lượng và chất lượng do chuyển đổi việc làm trong thời gian các hoạt động du lịch bị ngưng trệ.

Cơ sở vật chất về lưu trú hiện toàn tỉnh có 531 cơ sở lưu trú du lịch với 8.475 phòng, hơn 16.000 giường. Trong đó, cơ sở lưu trú du lịch từ 3 sao trở lên có 1.744 phòng chiếm 20,6%. Gần 3.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong đó 08 nhà hàng và 01 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đã được cấp biển hiệu đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. 32 đơn vị lữ hành, trong đó có 19 đơn vị lữ hành quốc tế, 13 đơn vị lữ hành nội địa.

Tuy nhiên, các cơ sở lưu trú, nhà hàng, phương tiện vận chuyển khách du lịch, khu, điểm tham quan du lịch xuống cấp; chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch gián đoạn... Việc thay đổi các quy định về PCCC của pháp luật cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch từ 3 sao trở lên đang thiếu, đặc biệt vào mùa cao điểm du lịch dẫn đến khách không đặt được phòng nghỉ hoặc đặt phòng với giá cao. Vì vậy, nhiều du khách phải lựa chọn điểm đến khác.

Thác Dương Cầm- một địa điểm du lịch thu hút du khách khi đến Quảng Bình

Số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt chuẩn phục vụ khách du lịch chưa nhiều. Công tác hướng dẫn, phục vụ, vệ sinh môi trường tại một số cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch chưa tốt. Tình trạng đeo bám, chèo kéo khách du lịch, bán hàng rong vẫn còn xảy ra.

Ông Nguyễn Ngọc Quý- Giám đốc Sở Du lịch còn nêu ra một số nguyên nhân nữa như, thị hiếu và nhu cầu của khách du lịch có sự thay đổi lớn sau dịch Covid-19, đặt ra yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và chuyển đổi phương thức marketing, quảng cáo và kinh phí đầu tư vào công tác chuyển đổi số.

Ngoài ra các yếu tố, loại hình sản phẩm du lịch Quảng Bình chưa đa dạng, phong phú; chưa có các khu vui chơi giải trí, khu mua sắm lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách, chưa có nhiều sản phẩm du lịch thích ứng thời tiết, sản phẩm du lịch mùa Đông - Xuân, lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Bình còn khiêm tốn, chưa thu hút mạnh mẽ thị trường khách du lịch miền Nam... Thiếu tính kết nối trong các hoạt động du lịch, liên kết chuỗi cung ứng giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch hiện tại có quy mô vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh chưa cao.

Theo đại diện Sở Du lịch Quảng Bình, thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục các chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch mới, trong đó chú trọng các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, khám phá, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách; mỗi huyện, thị xã, thành phố vận động các doanh nghiệp xây dựng mỗi địa phương một sản phẩm du lịch đặc trưng, một điểm du lịch được công nhận.

Đồng thời, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, thu hút khách du lịch, liên kết hợp tác và duy trì kết nối thường xuyên, liên tục với các thị trường khách trong nước và quốc tế bằng nhiều hình thức nổi bật, đặc sắc, nội dung phong phú, chuyên biệt và phù hợp với xu hướng mới.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch Quảng Bình

Tin cùng chuyên mục

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU