Thứ năm 19/12/2024 22:00

Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Bộ ngành trông chờ, người dùng hy vọng

Từ năm 2017, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương xây dựng chính sách quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới gồm thuốc lá làm nóng (thuốc lá nung nóng), thuốc lá điện tử. Hơn 4 năm qua, quá trình xây dựng dự thảo chính sách đã được các bộ ngành dốc toàn lực triển khai và báo cáo lên Chính phủ. Việc sớm ban hành luật kiểm soát, quản lý đối với những sản phẩm này để dựa trên đó giải quyết các vấn đề ách tắc hiện nay, nổi bật là tình trạng buôn lậu của sản phẩm gây ra nhiều hệ lụy lên sức khỏe, đời sống là điều không chỉ xã hội mà các bộ ngành đều đang trông chờ.

Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá đủ điều kiện để kiểm soát thuốc lá thế hệ mới?

Năm 2020 tại Hà Nội, Hội thảo Khung pháp lý cho thuốc lá thế hệ mới đã được tổ chức với sự tham dự của đại diện các Bộ, Ngành liên quan cũng như khách mời quốc tế; qua đó, ghi nhận được không ít ý kiến chuyên môn quan trọng.

Năm 2012, Việt Nam đã ban hành luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) với mục đích quản lý thuốc lá và các sản phẩm có chứa nguyên liệu là lá thuốc lá. Theo đó, những sản phẩm có chứa nguyên liệu thuốc lá nhưng lại không phải là xì gà, thuốc lá điếu được Luật hiện hành phân loại một cách rõ ràng, tạo tiền đề để các chuyên gia nhận định và đánh giá thuốc lá làm nóng (một sản phẩm thuốc lá thế hệ mới) vốn thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật cũng như đủ điều kiện để chịu sự kiểm soát của khung pháp lý này. Ngoài ra, nghị quyết của Cuộc họp Các Bên về khiểm soát thuốc lá lần thứ 8 do WHO chủ trì (COP8) cũng khẳng định thuốc lá làm nóng là sản phẩm thuốc là và cần quản lý theo luật kiểm soát thuốc lá hiện hành của các quốc gia.

Nhiều hội thảo chuyên môn được các bộ ngành tổ chức trong suốt 4 năm qua

Ở thời điểm hiện tại, hướng tiếp cận giảm tác hại thuốc lá bằng cách xem xét đưa những sản phẩm thay thế ít nguy cơ thành một phần chính sách đang được các nước quan tâm. Cụ thể, New Zealand và Philippines đang bắt đầu đưa hướng tiếp cận giảm thiểu tác hại thuốc lá vào các chiến lược chăm sóc sức khỏe của quốc gia, phù hợp với mục đích ban đầu của Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Cùng với việc khuyến khích người đang hút thuốc bỏ thuốc và ngăn chặn việc bắt đầu sử dụng thuốc lá, các chuyên gia y tế cộng đồng cho biết, chuyển sang sử dụng những sản phẩm thay thế ít nguy hại hơn là một trong những cách tiếp cận hiệu quả đối với nhóm người tiếp tục hút thuốc. Cách tiếp cận này đã mang đến những tín hiệu tích cực tại những quốc gia đã cho phép lưu hành những sản phẩm thay thế, qua đó giảm tỷ lệ hút thuốc lá điếu gây hại trên toàn cầu.

Nhu cầu cấp thiết về tiến độ ban hành quy định quản lý

Trước nhu cầu tăng cao, thuốc lá thế hệ mới đã trở thành một mặt hàng được giới buôn lậu quan tâm đặc biệt, thể hiện ở số vụ buôn lậu được phát hiện ngày càng tăng cả số lượng lẫn quy mô. Ước tính, thiệt hại về kinh tế do buôn lậu gây ra lên đến 8.500 tỷ đồng mỗi năm đối với tất cả các sản phẩm thuốc lá nhập lậu, đồng thời dẫn đến hệ lụy về sức khỏe cộng đồng. Không chỉ những bộ ngành liên quan, mà cả những ngành khác cũng chịu tác động. Thực tế này được các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý thị trường, quản lý xuất nhập khẩu phản ảnh ở nhiều hội thảo liên ngành.

Ông Nguyễn Đức Lê - Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương nhận định rằng: “Trong quá trình lực lượng quản lý thị trường của chúng tôi kiểm tra, thì không có văn bản nào nói rằng loại thuốc lá đấy không được kinh doanh, hay cấm kinh doanh, do đó buộc phải xử lý theo hướng là hàng hoá nhập lậu. Chúng tôi cũng không xử lý được theo hướng hàng giả, bởi vì hàng giả về bản chất là phải có hàng thật hoặc là hàng hoá được bảo hộ”.

"Đối với sản phẩm thuốc lá mới, hiện nay chúng ta chưa đầy đủ khung chính sách để quản lý. Rất mong phía Chính phủ có quan tâm để làm sao đầy đủ cơ chế chính sách mà chúng ta có thể quản lý tốt được cả thuốc lá mới. Bởi vì nếu ở bên ngoài mà sản phẩm thuốc lá thế hệ mới cứ trôi nổi, thì việc phòng chống ở trong nhà trường chúng tôi cũng rất nhiều khó khăn" - ông Nguyễn Nho Huy – Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Thể chất – Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ trong một lần trả lời báo chí thời gian gần đây.

Cũng trong tháng 10/2020, Chính phủ một lần nữa nhắc lại yêu cầu Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan cần sớm hoàn thiện dự thảo và trình Chính phủ vào tháng 12/2020. Hiện đại diện Cục quản lý Công nghiệp (Bộ Công Thương) trong lần trả lời phỏng vấn gần nhất cho biết Bộ đang nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về chính sách quản lý đối với các loại hình thuốc lá thế hệ mới, đảm bảo chặt chẽ, phù hợp Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và Chiến lược quốc gia về giảm thiểu tác hại của thuốc lá phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một khi quy định kiểm soát được sớm ban hành, nhiều vấn đề ách tắc sẽ được giải quyết, trong đó nổi bật nhất là việc kiểm soát buôn lậu sẽ được thực thi đồng bộ, chặt chẽ. Đối với người dùng, sẽ không còn tình trạng sử dụng các nguồn hàng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, cũng như có chính sách quy định đối với những nhóm đối tượng không được tiếp cận. Về mặt quản lý nhà nước, nguồn thu ngân sách sẽ tăng lên khi mặt hàng này được áp dụng thuế theo luật định.

Bài viết cùng chủ đề: Buôn lậu

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt

Công bằng, bình đẳng tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS

Cách giảm stress trước áp lực công việc, chi tiêu cuối năm

Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu

Quảng Ninh: Đầu tư nhân lực, nâng cao chất lượng y tế cơ sở