Chủ nhật 22/12/2024 22:45

Quản lý thiết bị giám sát hành trình: Cần xử phạt nghiêm vi phạm để răn đe

Việc các tàu tháo gỡ, thu gom, gửi thiết bị giám sát hành trình (VMS) cho 1 tàu giữ là hành vi đối phó và vi phạm pháp luật, cần xử lý để răn đe.

Liên tiếp bắt giữ nhiều vụ việc vi phạm

Mới đây, tại Cà Mau, Chi cục Thuỷ sản tỉnh phát hiện trên tàu câu mực số hiệu CM-91772-TS đang che giấu 10 thiết bị giám sát hành trình (VMS). Qua rà soát, có 10 tàu cá tháo, gửi thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu CM-91772-TS do ông Trần Phước Nghiệm (ngụ thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) làm thuyền trưởng. Mỗi thiết “nhờ giữ hộ”, ông Nghiệm sẽ được nhận thù lao từ 30 đến 60 lít dầu DO.

Quản lý thiết bị giám sát hành trình cần xử phạt nghiêm để răn đe

Cơ quan chức năng làm việc bước đầu với các chủ thể vi phạm và xác định 10 tàu cá trên đang hoạt động trên biển nên yêu cầu chủ tàu liên hệ với thuyền trưởng đưa tàu cá vào bờ trong vòng 10 ngày (kể từ ngày 15/3) để tiến hành xác làm rõ vụ việc, xử lý theo quy định của pháp luật.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, UBND huyện Trần Văn Thời đã tuyên truyền, vận động các chủ tàu nêu trên bằng mọi cách phải đưa tàu cá vào bờ để lắp đặt lại thiết bị giám sát hành trình đúng theo quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đề nghị Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Cục Kiểm ngư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển phối hợp, chỉ đạo các lực lượng trực thuộc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên nếu phát hiện các tàu cá trên thì tiến hành kiểm tra, thông tin về Sở để phối hợp xử lý.

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên tiên tình trạng này diễn ra. Cụ thể, ngày 10/2 ở Đông Nam bãi cạn Cà Mau khoảng 60 hải lý, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 kiểm tra, phát hiện và bắt giữ tàu cá KG 93524-TS đang gắn, giữ 20 thiết bị VMS của tàu cá khác. Ngày 11/2, ở Tây Bắc mũi Đất Đỏ khoảng 4 hải lý, phường An Thới, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang kiểm tra, phát hiện và bắt giữ tàu cá KG 61868-TS đang vận chuyển 2 thiết bị VMS của tàu cá khác.

Trước đó, vào cuối năm 2022 lực lượng chức năng cũng đã phát hiện 2 vụ tương tự, với hàng chục thiết bị VMS được tàu cá khác “nhờ giữ hộ”.

Ngày 26/10, tại vùng biển cách Đông Nam Côn Đảo khoảng 60 hải lý, lực lượng Cảnh sát biển kiểm tra, phát hiện trên tàu cá BV 92412-TS đang gắn, lưu giữ, duy trì hoạt động 28 thiết bị VMS của các tàu cá khác đã tháo, gửi lại. Ngày 28/12, ở Nam Đông Nam Vũng Tàu khoảng 70 hải lý, lực lượng Cảnh sát biển kiểm tra, phát hiện trên tàu TG 91186-TS có 16 thiết bị VMS tàu cá đang hoạt động.

Theo nhận định của các lực lượng làm nhiệm vụ thực thi pháp luật triển biển, việc các tàu tháo gỡ, thu gom, gửi thiết bị VMS cho 1 tàu giữ là hành vi đối phó và vi phạm pháp luật, cần xử lý để răn đe. Rất có thể những tàu cá đã tháo thiết bị VMS sẽ tiếp tục đi khai thác và rất dễ vi phạm vùng biển nước ngoài dẫn đến bị bắt giữ.

Tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến công bố và triển khai Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 13/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU) chuẩn bị làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 4 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây, đại diện Bộ Quốc Phòng cho biết, gần đây rộ lên hiện tượng tháo dỡ thiết bị giám sát hành trình chuyển sang tàu khác. Để xử lý dứt điểm thì các địa phương và các ngành đều phải tham gia.

“Kẹp chì niêm phong thiết bị giám sát hành trình chỉ giữa vỏ và giá đế hộp. Tuy nhiên, đế hộp gắn vào 1 vị trí trên tàu và có thể tháo ra mà không ảnh hưởng gì đến niêm phong kẹp chì. Đây cũng là điểm đang còn sơ hở. Cần thống nhất việc lắp đặt như thế nào để không thể tháo gỡ được”, đại diện này cho biết.

Xử lý nghiêm vi phạm về thiết bị giám sát hành trình

Khẳng định công tác quản lý, lắp đặt và xử lý vi phạm hành chính liên quan đến thiết bị giám sát hành trình (VMS) đã được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để quản lý tàu cá, từ đó triển khai chống khai thác IUU cũng như tiến tới gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC), ông Nguyễn Quang Hùng - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, kiêm Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, cùng với việc khẩn trương rà soát số lượng tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, các địa phương cần rà soát toàn bộ các tàu cá mất kết nối dài ngày, quản lý chặt chẽ số tàu này tránh việc tàu đi khai thác. Đối với các tàu mất kết nối trên 1 năm cần có giải pháp thu hồi giấy phép khai thác.

Đồng thời, các địa phương cũng cần xử lý thật nghiêm các tàu cá vi phạm quy định về thiết bị giám sát hành trình nhằm tăng tính răn đe. Các lực lượng quản lý tại cửa biển (cảng cá, biên phòng) cần giám sát chặt chẽ việc niêm phong kẹp chì thiết bị trước khi ra, vào cảng. Tuyệt đối không cho ra khơi đối với các tàu không duy trì hoạt động của thiết bị.

Các trường hợp tàu có dấu hiệu vi phạm quy định thiết bị giám sát hành trình khi nhận thông tin từ Tổng cục Thủy sản cần được xử lý triệt để và báo cáo định kỳ theo quy định. Các cảng cá, văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần sử dụng hệ thống để kiểm soát một cách hiệu quả trong việc ra vào cảng, truy xuất nguồn gốc và xử lý vi phạm.

Ngoài ra, các địa phương cần khẩn trương sắp xếp, bố trí nhân lực để trực 24/7 và ban hành đầy đủ các quy trình xử lý tàu cá vi phạm. Nghiêm túc trong việc phối hợp trả lời kết quả xử lý vụ việc khi nhận được Thông báo tàu cá vi phạm từ Tổng cục Thủy sản cho đến kết thúc vụ việc.

Chi cục Thuỷ sản tỉnh Cà Mau cho biết, bước đầu xác định hành vi của các tàu cá nêu trên đã vi phạm pháp luật và sẽ kiến nghị xử lý nghiêm.

Cụ thể, Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, sẽ phạt tiền từ 300 - 500 triệu đồng đối với chủ tàu cá “Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên, trừ trường hợp bất khả kháng”;

“Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi “Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét”, trừ trường hợp bất khả kháng”.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp