Thứ sáu 22/11/2024 11:07

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Trong 10 tháng năm 2024, lực lượng QLTT Thanh Hóa đã 'ghi điểm' với nhiều kết quả nổi bật, kiểm tra 1.267 vụ, xử lý 1.015 vụ, thu số tiền 7.639,904 triệu đồng.

Nhiều kết quả nổi bật

Theo đánh giá của Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hóa, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi về phương thức, thủ đoạn hoạt động, gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh chân chính và quyền lợi của người tiêu dùng. Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, lực lượng QLTT tỉnh Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác chống ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Đội QLTT số 5 thuộc Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân; cơ sở kinh doanh mỹ phẩm; cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ năm 2024. Ảnh: QLTT Thanh Hóa.

Trong 10 tháng năm 2024, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa đã tổng kiểm tra 1.267 vụ, xử lý 1.015 vụ, tổng số tiền thu là 7.639,904 triệu đồng. Trong đó, tiền phạt vi phạm hành chính 7.621,004 triệu đồng, tiền bán hàng hóa 18,9 triệu đồng. Trị giá hàng tiêu hủy, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là 3.994,071 triệu đồng; trị giá hàng chờ bán, chờ tiêu hủy là 899,846 triệu đồng.

Với vai trò là Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hóa, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt vai trò tham mưu, đề xuất, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024, đồng thời tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đến các lực lượng chức năng nhằm đấu tranh, phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giữa cơ quan Quản lý thị trường tỉnh và Công an tỉnh; thực hiện tốt vai trò tham mưu, đề xuất, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đồng thời tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đến các lực lượng chức năng nhằm đấu tranh, phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa tiếp tục thực hiện hiệu quả các Kế hoạch: Kế hoạch số 247/KH-BCĐ ngày 19/11/2020 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; Kế hoạch số 19/KH-BCĐ ngày 23/7/2019 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam; Kế hoạch số 19/KH-BCĐ ngày 23/01/2018 của BCĐ 389 tỉnh về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 155/KH-BCĐ ngày 21/8/2018 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu và các Công văn chỉ đạo kiểm tra kiểm soát của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh.

Theo dõi, đôn đốc các Thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thị xã, thành phố theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, giá cả hàng hóa, góp phần giữ ổn định thị trường; đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong kinh doanh thương mại, góp phần làm chuyển biến nhận thức của toàn xã hội về công tác chống buôn lậu, hàng cấm, sản xuất kinh doanh hàng giả, vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, đốt pháo trái phép trong dịp cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Thực hiện chế độ báo cáo nhanh hàng ngày, báo cáo định kỳ đột xuất đảm bảo đúng nội dung thời gian theo quy định.

Lực lượng QLTT Thanh Hóa kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh vàng, bạc trên địa bàn TP. Thanh Hóa. Ảnh: QLTT Thanh Hóa.

Ngoài ra, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa cũng đã chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an và các ngành chức năng chủ động phát hiện, kiểm tra, xử lý, và chuyển cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhiều vụ việc phức tạp.

Triển khai đồng bộ các giải pháp

Những tháng cuối năm 2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, để đạt hiệu quả cao trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian tới Cục QLTT Thanh Hoá đã tập trung thực hiện tốt các giải pháp: Thực hiện tốt sự chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung đi sâu hơn nữa trong công tác kiểm tra, xử lý đối với nhóm hành vi buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn toàn tỉnh.

Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên môi trường thương mại điện tử; tích cực triển khai Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.

Thực hiện tốt nhiệm vụ Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh. Bám sát thực hiện các Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, các bộ, ban, ngành; của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; theo dõi đôn đốc các thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn theo lĩnh vực được phân công quản lý.

Đội QLTT số 13 thuộc Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa thực hiện nghiêm công tác giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Ảnh: QLTT Thanh Hóa.

Xây dựng mạng lưới trao đổi, phối hợp công tác thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường đề xuất các giải pháp trong công tác thanh tra kiểm tra, kiểm soát đối với các vi phạm hàng cấm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh giữa các lực lượng chức năng trong tỉnh. Tổ chức phối hợp điều tra, tổ chức nhân mối, triệt phá các tụ điểm tập kết, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả. Tập trung xử lý các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; kịp thời ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán hàng giả tại các cửa hàng kinh doanh lớn, các điểm tập kết chứa hàng lậu, kho tàng, bến bãi; các điểm lên xuống, nơi giao nhận hàng hóa trên tất cả các tuyến hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy, bưu điện, qua đó để phát hiện hàng giả từ nước ngoài, tỉnh ngoài vào địa bàn.

Tăng cường chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu thanh tra, kiểm tra giữa các lực lượng chức năng tránh chồng chéo trùng lắp đảm bảo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 22/6/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Chỉ đạo các Đội QLTT thường xuyên bám sát địa bàn, theo dõi diễn biến thị trường ở từng thời điểm, nhất là thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên Đán, chủ động tham mưu, phối hợp với các ngành chức năng tại địa phương tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo thị trường ổn định, không để diễn biến bất thường, đột biến xảy ra.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Gian lận thương mại

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ