Thứ hai 25/11/2024 23:05

Quản lý thị trường Lạng Sơn: Tăng cường kiểm soát các mặt hàng trọng điểm

Cục Quản lý thị trường (QLTT) Lạng Sơn cho biết, sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm để giữ ổn định thị trường, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm và mặt hàng thiết yếu.

Số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2021, Cục QLTT Lạng Sơn đã thực hiện tổng cộng 2.908 lượt/vụ kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm tổng số 2.375 vụ, với số tiền xử lý vi phạm trên 33,3 tỷ đồng. Đáng chú ý, tỷ trọng các vụ vi phạm bị xử lý trong tổng số lượt/vụ kiểm tra vẫn rất cao, chiếm khoảng trên 81%, nhất là đối với một số lĩnh vực và mặt hàng trọng điểm.

Ảnh minh họa

Đặc biệt, liên quan đến kinh doanh thông qua giao dịch thương mại điện tử, trong tổng số 75 lượt/vụ Cục QLTT Lạng Sơn triển khai các biện pháp nghiệp vụ để rà soát, kiểm tra, đã phát hiện cả 75 vụ đều vi phạm pháp luật và đã bị xử lý, với số tiền xử phạt hành chính trên 1,1 tỷ đồng, tịch thu hàng hóa vi phạm trị giá trên 2,4 tỷ đồng.

Ông Đặng Văn Ngọc - Cục trưởng Cục QLTT Lạng Sơn - cho biết, trong năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các cơ quan chức năng của Lạng Sơn cũng như Trung Quốc đều tăng cường kiểm soát hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa... qua các cửa khẩu, các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ở Lạng Sơn không phát sinh vụ việc có tính chất nổi cộm, chủ yếu vi phạm có tính chất và qui mô nhỏ lẻ.

Tuy nhiên, gian lận thương mại ở Lạng Sơn vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ diễn biến phức tạp. Đặc biệt, là việc lợi dụng phương thức vận chuyển hàng hóa qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử... để buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, số lượng, chất lượng và giá cả...

Ông Đặng Văn Ngọc cho biết, trước mắt Cục QLTT Lạng Sơn đã chỉ đạo các đội QLTT tiếp tục chủ động chủ trì hoặc phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm và các nhóm mặt hàng thiết yếu nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, bình ổn thị trường tại Lạng Sơn dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán cũng như trong năm 2022 theo tinh thần Chỉ thị 12/CT-BCT ngày 12/11/2021 của Bộ Công Thương.

Đồng thời, tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh thông qua thương mại điện tử, dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh để ngăn chặn các hành vi lợi dụng vận chuyển, buôn bán, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ...

Lan Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024