Chủ nhật 22/12/2024 18:15

Quản lý thị trường Hà Tĩnh tập trung đảm bảo thực phẩm an toàn dịp Tết

Tại Hà Tĩnh, thị trường hàng hoá phục vụ Tết bắt đầu nhộn nhịp dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán. Điều này khiến khá nhiều người tiêu dùng lo ngại thực phẩm bẩn đội lốt hàng đảm bảo nhan nhản tuồn ra thị trường. Tuy nhiên, ngay từ đầu tháng 12/2020, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã đồng loạt ra quân, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên địa bàn.

Quản lý thị trường tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm

Theo Cục QLTT Hà Tĩnh, ngay từ đầu tháng 12/2020, Cục đã ban hành Kế hoạch số 257/KH-CQLTT về cao điểm kiểm tra, kiểm soát hàng hóa cuối năm 2020 và trước, trong, sau đến Tết Nguyên đán 2021. Theo đó, đơn vị đã chỉ đạo các đội trực thuộc tăng cường kiểm soát thị trường nhằm chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán hàng cấm, hàng lậu; sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng; vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm an toàn thực phẩm, gian lận thương mại; các trường hợp lợi dụng tình hình sức mua trên thị trường tăng vào dịp lễ Tết để đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, gây bất ổn thị trường...

Mới đây, theo nguồn tin từ cơ sở, Đội QLTT số 6, Cục QLTT Hà Tĩnh phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh đã bắt giữ xe ô tô tải biển kiểm soát 34C-146.68 do ông Nguyễn Ngọc Bun (Hải Dương) điều khiển.

Đội QLTT số 6 - QLTT Hà Tĩnh đã lập hồ sơ xử lý và tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm theo quy định của pháp luật

Qua kiểm tra, phát hiện trên xe chở 400kg (100kg thịt mèo và 300kg thịt chó) sản phẩm động vật đã được làm sạch nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, lực lượng chức năng đã lập hồ sơ xử lý và tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trước đó, từ thông tin qua mạng xã hội về nhà hàng Ba Tấn - thị trấn Cẩm Xuyên, TP. Hà Tĩnh có biểu hiện tự nâng giá bán. Cụ thể, khi ngoài tiền thức ăn, nhà hàng còn tính 200 ngàn tiền cơm canh rau cho một đoàn cứu trợ. Ngay khi tiếp nhận thông tin, Đội QLTT số 4, Cục QLTT Hà Tĩnh đã phân công lực lượng xuống làm việc với nhà hàng để xác minh. Việc xác minh thông tin từ hai phía đang được tiến hành và nếu phát hiện có vi phạm như phản ánh sẽ xử lý thật nghiêm minh. Qua kiểm tra, lực lượng QLTT đã xử phạt quán ăn này về lỗi không niêm yết giá, việc xử lý kịp thời được dư luận đồng tình cao.

“Trong đợt cao điểm này, chúng tôi tập trung kiểm soát các nhóm mặt hàng thiết yếu phục vụ dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán như: bánh kẹo, mứt, bia rượu, thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghiệp, hàng gia vị… Trong đó, kiểm tra chủ yếu các nội dung: nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ, công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa, việc thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, hạn sử dụng...”, ông Trương Quang Thắng - Đội trưởng Đội QLTT số 1, Cục QLTT Hà Tĩnh - cho biết.

Tại Đội QLTT số 4, đơn vị phụ trách địa bàn khá rộng như Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh, công tác kiểm soát thị trường cũng đang được triển khai tích cực. Ông Nguyễn Tư Phú - Đội trưởng Đội QLTT số 4, cho biết: Những tháng cuối năm, sức mua bắt đầu tăng lên. Càng gần Tết, hoạt động mua bán càng nhộn nhịp nên đơn vị tập trung ra quân kiểm tra hàng hóa, nhất là các mặt hàng phục vụ dịp Tết để đảm bảo không xảy ra tình trạng buôn bán hàng hóa kém chất lượng, hàng cấm, hàng nhái. Những ngày qua và tới đây, chúng tôi tập trung “chốt chặn” tại các chợ, cửa hàng tạp hóa, cơ sở sản xuất kinh doanh và khu vực mua bán hàng hóa phát sinh trong dịp lễ Tết.

Cục Quản lý thị trường địa phương đồng loạt vào cuộc

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, tại các siêu thị, cửa hàng, ki ốt kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, hàng hoá Tết đã trưng bày với đầy đủ sắc màu rực rỡ. Năm nay, hàng hóa Tết được bày bán khá sớm và phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Lượng hàng hóa dồi dào, nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh kéo theo hoạt động vận chuyển, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng diễn biến phức tạp. Chính vì thế, tại các địa phương, lực lượng QLTT Hà Tĩnh cũng đồng loạt ra quân xử lý vấn đề an toàn thực phẩm.

Đoàn kiểm QLTT Hà Tĩnh kiểm tra xác minh tại một số cơ sở trên địa bàn

Để kiểm soát thị trường thực phẩm dịp Tết Nguyên đán, Cục QLTT Hà Tĩnh đã và đang triển khai đợt cao điểm về kiểm tra, kiểm soát bài trừ thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Ông Nguyễn Đình Khoa - Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Tĩnh - thông tin: “Dù việc kiểm soát thị trường là hoạt động thường xuyên của ngành, tuy nhiên, cuối năm, hoạt động mua sắm diễn ra sôi động, lượng hàng hóa lưu thông lớn, thị trường diễn biến phức tạp và cũng là cơ hội để kẻ gian lợi dụng buôn bán hàng kém chất lượng, hàng giả.

Để đảm bảo ổn định thị trường dịp Tết, lực lượng QLTT tăng cường địa bàn kiểm tra, kiểm soát, kết hợp lồng ghép tuyên truyền các cơ sở sản xuất, kinh doanh đúng luật. Đến thời điểm này, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định, không xảy ra những vấn đề nổi cộm. "Cục cũng đã chỉ đạo các đội ở các thị trường địa phương vận động nhân dân tham gia giám sát, phát hiện những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật", ông Nguyễn Đình Khoa cho biết thêm.

Ông Nguyễn Đình Khoa nhấn mạnh, trong thời gian tới, các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể và truyền thông cần tăng cường tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm và ý thức tự giác chấp hành quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng Hà Tĩnh trong việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm góp phần đẩy lùi nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, để có một cái Tết an toàn, lành mạnh, người tiêu dùng cần thông thái, lựa chọn những mặt hàng, đơn vị kinh doanh uy tín để có một cái Tết an toàn.

Trong năm 2020, Cục QLTT Hà Tĩnh đã xử lý 1.465 vụ vi phạm, gian lận thương mại trong lĩnh vực hàng hóa trên địa bàn, xử phạt hành chính gần 3,2 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tịch thu, tiêu hủy hơn 1 tỷ đồng.

Cụ thể; 705 vụ vi phạm về lĩnh vực giá, xử phạt gần 585 triệu đồng; 220 vụ vi phạm an toàn thực phẩm, xử phạt 330 triệu đồng, hàng hóa tịch thu hơn 77 triệu đồng; 505 vụ vi phạm trong kinh doanh và vi phạm khác, xử phạt hơn 1,6 tỷ đồng, hàng hóa tịch thu hơn 243 triệu đồng; 29 vụ vi phạm hàng cấm, hàng lậu, xử phạt gần 150 triệu đồng, hàng hóa tịch thu 635 triệu đồng;…

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu