Chủ nhật 29/12/2024 19:52

Quản lý thị trường Hà Nội: Thu giữ lượng lớn thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc

Hơn 31.000 điếu thuốc lá điện tử, 2.200 lọ tinh dầu thuốc điện tử và 58 máy hút điếu thuốc lá điện tử nhập lậu đã bị Cục Quản lý thị trường Hà Nội thu giữ tại một cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Cụ thể, chiều 2/6/2021, Đội QLTT số 14 (Cục QLTT Hà Nội) phối hợp với Đội chống buôn lậu hàng giả xâm phạm sở hữu chí tuệ (PC03), Công an TP. Hà Nội đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử tại địa chỉ số 16C Phùng Hưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Địa điểm kinh doanh trên là của Nguyễn Ngọc Trường Giang thuê.

Lực lượng chức năng thu giữ số lượng lớn thuốc lá điện tử

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã tạm giữ 31.800 sản phẩm hàng hoá là thuốc lá điện tử, 2.250 lọ tinh dầu và 58 máy hút thuốc lá điện tử đều có chữ nước ngoài, không có hoá đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ, giá trị số hàng hoá trên ước tính khoảng hơn 4 tỷ đồng.

Làm việc với lực lượng chức năng, chủ cửa hàng Nguyễn Ngọc Trường Giang cho biết, số hàng này nhập từ nước ngoài về chủ yếu là để bán qua mạng điện tử. Hiện lực lượng chức năng đã tạm giữ toàn bộ số hàng trên, để xử lý theo quy định của pháp luật.

Đánh giá về vụ việc này, ông Lê Việt Phương - Đội trưởng Đội QLTT số 14 - cho biết, đây là các sản phẩm hàng hoá đang được nhiều cơ quan chức năng và các phương tiện thông tin đại chúng cảnh báo tác hại về sức khoẻ khi sử dụng. Khi hút thuốc lá điện tử có chứa nicotine thay thế, nó vẫn gây nghiện, và nhất là chất lượng tinh dầu tạo mùi không được kiểm soát, có thể đó là các hoá chất gây độc hại, ảnh hưởng hệ hô hấp, phế quản, phổi cho người sử dụng.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh với các hành vi kinh doanh thuốc lá lậu, nhất là hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, bên cạnh việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, xử lý, lực lượng quản lý thị tường còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Việc này nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và người tiêu dùng về tác hại của việc buôn lậu, hàng giả, gian lận, việc lợi dụng thương mại điện tử để thực hiện các hành vi vi phạm, nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động thương mại theo chiều hướng tích cực.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, Quản lý thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện 663 vụ vi phạm

Lạng Sơn: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm nhập lậu đang lưu thông tại huyện Cao Lộc

Năm 2024, Quản lý thị trường TP. Cần Thơ phát hiện 578 vụ vi phạm

Bắc Giang: Liên tiếp phát hiện vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas