Thứ hai 23/12/2024 23:36

Quản lý thị trường Hà Giang: Tăng cường kiểm soát thị trường vùng biên

“Quản lý thị trường (QLTT) Hà Giang tăng cường thành lập các đoàn kiểm tra chuyên ngành, liên ngành từ thành phố đến huyện và xã, thôn, bản tập trung vào nhóm các sản phẩm tiêu thụ nhiều vào dịp trước, trong và sau Tết”. Đó là khẳng định của ông Vũ Quốc Khánh- quyền Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Hà Giang trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.  

Từ đầu năm đến nay, lực lượng QLTT đã phát hiện và xử lý các vấn đề về buôn bán hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả như thế nào và đâu là khó khăn trong công tác này thưa ông?

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Tổng cục QLTT, Ban chỉ đạo 389 Hà Giang, Cục QLTT Hà Giang đã xây dựng, triển khai thực hiện ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các đội QLTT tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại các lĩnh vực như: Kinh doanh xăng dầu, gas, phân bón, xe đạp điện, mũ bảo hiểm, vận chuyển tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật…công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về lĩnh vực giá, an toàn vệ sinh thực phẩm được chú trọng. Do đó trên địa bàn tỉnh không xảy ra các vấn đề phức tạp.

Ông Vũ Quốc Khánh- quyền Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Hà Giang

Trên cơ sở đó, Cục QLTT cũng đã ban hành trên 236 văn ban chỉ đạo, đôn đốc các đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại; an toàn thực phẩm… Kết quả từ đầu năm đến nay, lực lượng QLTT Hà Giang đã kiểm tra 963 vụ (giảm 106 vụ so với năm 2017), xử lý 906 vụ (giảm 18 vụ so với năm 2017); thu nộp ngân sách hơn 3 tỷ đồng (tăng gần 400 triệu đồng so với năm 2017) chủ yếu là hàng kém chất lượng liên quan đến an toàn thực phẩm.

Đáng chú ý, hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại được các đội QLTT tăng cường. Năm 2018 số vụ xử phạt, số tiền nộp Kho bạc Nhà nước đều tăng so với năm 2017. Đa số các đội QLTT đã chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra xử lý vi phạm một số mặt hàng, lĩnh vực mới, 100% các vụ việc vi phạm đều được xử lý kịp thời, 100% các quyết định được thi hành đúng thời hạn, không có khiếu nại, khởi kiện.

Những khó khăn chúng tôi gặp phải là do đặc thù Hà Giang có diện tích tự nhiên lớn, 8.000km2, đường biên giới 2.779 km, các chợ biên giới dày đặc, gồm 195 xã, phường, tất cả các đường biên giới, xã biên giới đều có chợ. Thực tế lực lượng QLTT lại quá mỏng. Ở Hà Giang trước đây có 12 đội, giờ sáp nhập còn 9 đội theo Quyết định số 34 của Thủ tướng Chính phủ, nhân lực là 104 người, trong khi đó địa bàn rộng. Một huyện chỉ có 4-5 người phụ trách (trung bình mỗi huyện có ít nhất 13 đến 20 xã, một tuần mỗi huyện diễn ra 15- 20 chợ phiên), nên lực lượng QLTT khó có thể kham nổi, nhưng vẫn phải làm. Tôi lấy điển hình như huyện Bắc Mê, đi từ thành phố lên huyện mất 2 giờ đồng hồ mới tới, chưa tính thời gian đến các xã. Hay như huyện Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang có diện tích lớn bằng cả tỉnh Thái Bình. Ngoài ra, đường biên giới của Hà Giang bằng 4 tỉnh Tây Nam Bộ, vừa dài vừa khó khăn. Tại Hà Giang có 7 huyện có đường biên giới, nên rất khó khăn trong công tác kiểm soát thị trường.

QLTT Hà Giang tăng cường kiểm soát hàng hóa dịp sát Tết Nguyên đán Kỷ Hợi

Theo quy luật thì cứ dịp cuối năm nạn hàng nhái, hàng giả và hàng kém chất lượng gia tăng… Cục QLTT Hà Giang đã có biện pháp gì nhằm đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường vào thời điểm này?

Chúng tôi tập trung trọng điểm vào công tác kiểm tra, kiểm soát, cụ thể là thực hiện các quy định về đăng ký kinh doanh, thủ tục pháp lý kinh doanh, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá nhập khẩu, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, đo lường, quy chế ghi nhãn hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm…Trong đó đặc biệt chú trọng tới các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết.

Từ 3 tháng trước cho đến thời điểm này, lực lượng QLTT không nghỉ phép, có những văn bản chỉ đạo của Tổng cục QLTT như mở đợt cao điểm trước, trong và sau Tết. Ban chỉ đạo 389 Hà Giang đã thành lập 4 đoàn, mở các đợt cao điểm để kiểm tra lại Ban chỉ đạo các huyện, xã thực hiện công tác kiểm soát thị trường đảm bảo chất lượng hàng hóa lưu thông và chống buôn lậu trên địa bàn. Cụ thể, kiểm soát đối với thực phẩm đóng gói - mặt hàng được bà con vùng cao, vùng biên giới tiêu thụ tăng đột biến trong dịp Tết. Đồng thời tăng cường kiểm soát các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, hàng bình ổn giá, nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp, tiểu thương lợi dụng chương trình bình ổn giá để tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn, nắm chắc tình hình cung cầu, giá cả, lượng dự trữ hàng hóa của các doanh nghiệp, nhà phân phối; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi lợi dụng sức mua của người dân tăng để đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhằm ổn định thị trường dịp cao điểm giáp Tết Nguyên đán…

Lực lượng QLTT Hà Giang kiểm tra lô hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Để ngăn chặn những nhân tố làm bất ổn thị trường, trong năm 2019 Cục QLTT Hà Giang sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm nào thưa ông?

Trong năm 2019, Cục QLTT Hà Giang sẽ tập trung thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Tổng Cục QLTT, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 Hà Giang về công tác QLTT và các lĩnh vực có liên quan nhằm góp phần giữ ổn định thị trường, giá cả bảo cân đối cung cầu, thúc đẩy sản xuất xuất kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Song song với công tác kiểm tra, kiểm soát, lực lượng QLTT còn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn bằng nhiều hình thức, biện pháp có hiệu quả, Đặc biệt quan tâm đến khu vực trung tâm mua bán tập trung và thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các chợ phiên trên địa bàn quản lý.

Tiếp đến, ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi kinh doanh trái phép, vận chuyển và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng có nguy cơ dịch bệnh, các vấn đề phát sinh nổi cộm được phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu không rõ nguồn gốc, hàng giả và gian lận thương mại xảy ra trên địa bàn.

Không chỉ quản lý tốt thị trường nội địa, bằng nhiều hoạt động chuyên môn, Cục QLTT Hà Giang đặc biệt quan tâm đến tuyến biên giới. Các Đội QLTT có địa bàn khu vực biên giới, Đội cơ động và Đội liên ngành chống buôn lậu của tỉnh tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng cơ sở báo tin, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi vận chuyển, buôn bán, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu như: Mỹ phẩm, quần áo, giày dép qua biên giới, đặc biệt là gia súc, gia cầm và phụ phẩm gia súc, gia cầm. Phối hợp với các lực lượng quản lý biên giới, chính quyền cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là cư dân biên giới không tham gia, không tiếp tay cho buôn lậu, không vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Lan Anh- Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (23/12): Vàng nhẫn áp sát vàng miếng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 23/12: Gạo biến động nhẹ, lúa tươi có xu hướng tăng

Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Giá bạc hôm nay 23/12/2024: Bạc thế giới tăng nhẹ

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 23/12/2024: Đồng Yên Nhật sẽ tăng hay giảm trong tuần này?

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay ổn định ở mức khá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê trong nước cao nhất 121.300 đồng/kg

Tỷ giá USD hôm nay 23/12/2024: Giá USD vẫn nóng

Giá xăng dầu hôm nay 23/12/2024: Dự báo tiếp tục lao dốc

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giảm sâu

Dự báo giá vàng ngày mai 23/12/2024: Vàng sẽ bật tăng trong tuần tới?

Dự báo giá tiêu ngày mai 23/12/2024: Giá tiêu trong nước ngày mai trở lại chu kỳ tăng

Dự báo giá cà phê ngày mai 23/12/2024: Giá cà phê phục hồi

Giá vàng chiều nay 22/12/2024: Giao dịch quanh ngưỡng 84 triệu đồng

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/12 và tuần qua: Gạo các loại biến động mạnh, lúa tươi quay đầu

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (22/12): Vàng nhẫn tiếp tục "vượt mặt" vàng miếng

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Nhiều tỉnh thiết lập bảng giá mới, đạt 68.000 đồng/kg

Giá bạc hôm nay 22/12/2024: Bạc phục hồi trở lại sau nhiều phiên giảm liên tiếp

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 22/12/2024: Đồng Yên Nhật “chợ đen” tăng nhẹ