Thứ sáu 08/11/2024 19:22

Quản lý thị trường Cà Mau xử phạt 7 vụ vi phạm về xăng dầu

8 tháng đầu năm 2022, quản lý thị trường Cà Mau đã kiểm tra 66 vụ, phát hiện 7 vụ vi phạm hành chính, nộp ngân sách nhà nước 138.911.575 đồng.

Từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình xăng dầu trong cả nước liên tục tăng, giảm giá liên tục theo chu kỳ điều chỉnh, được sử quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng tăng cường công tác triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo.

Quán triệt sự chỉ đạo các văn bản về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu, Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau chỉ đạo các đội Quản lý thị trường trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường quản lý, giám sát địa bàn, tổ chức thực hiện kiểm tra đột xuất và theo Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2022.

Theo đó, 8 tháng đầu năm, đơn vị đã tổng kiểm tra 66 vụ, phát hiện vi phạm hành chính 07 vụ. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách Nhà Nước là 138.911.575 đồng (trong đó: xử phạt hành chính 84.000.000 đồng, số lợi bất hợp pháp là 54.911.575 đồng). Hành vi vi phạm chủ yếu về điều kiện kinh doanh xăng dầu; không Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định.

Lực lượng quản lý thị trường Cà Mau kiểm tra và tuyên truyền ký cam kết tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

Thông qua công tác kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau luôn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến các tổ chức kinh doanh kinh doanh xăng dầu như: Ký cam kết hoạt động bình thường, không tàng trữ, đầu cơ, găm hàng, công khai, niêm yết thời gian bán hàng, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. Đã thực hiện tuyên truyền, ký cam kết 173 và dán số điện thoại đường dây nóng (hotline) 240 tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Từ nay đến cuối năm 2022, Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác kiểm về tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu, thời gian tới lực lượng quản lý thị trường sẽ tăng cường công tác quản lý, giám sát địa bàn, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đơn vị đầu mối, đơn vị phân phối, đại lý, tổng đại lý kinh doanh, đại lý bán lẻ xăng dầu trong việc chấp hành các quy định về điều kiện phân phối, lưu thông, chú trọng kiểm tra, xử lý vi phạm về đo lường, chất lượng, mua bán xăng dầu theo hệ thống phân phối, kiểm tra đầu cơ, găm hàng, công khai, niêm yết thời gian bán hàng, kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết... Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh, vận chuyển xăng dầu nhập lậu, xăng dầu giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

Các Đội Quản lý địa bàn làm tốt công tác tuyên truyền vận động các tổ chức, trong hoạt động kinh doanh thực hiện cam kết không kinh doanh, buôn bán xăng dầu nhập lậu, giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; tuyên truyền các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu; khuyến cáo đến người tiêu dùng các nguy cơ từ xăng dầu giả, kém chất lượng. Công bố công khai các cửa hàng xăng dầu vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết, giám sát, góp phần cùng các cơ quan chức năng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Miền Nam

Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu thu nộp ngân sách gần 5 tỷ đồng trong 10 tháng

Cục Quản lý thị trường Khánh Hòa tiêu hủy hàng chục nghìn sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Sóc Trăng: Tăng cường kiểm tra, xử lý thuốc lá điếu nhập lậu dịp cuối năm

Bắc Giang: Tạm giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả

Hải quan Hà Nội ‘bóc trần’ nhiều thủ đoạn tinh vi của tội phạm ma túy

Lai Châu: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Cần Thơ: Tăng cường kiểm tra, chống buôn lậu, hàng giả đợt cao điểm cuối năm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Buôn lậu, gian lận thương mại trên biển diễn biến phức tạp

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội phát huy 'sức mạnh', triệt phá hàng ngàn vụ vi phạm buôn lậu, hàng giả

Lào Cai: Xử phạt hộ kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu Apple

Tháng 10/2024, Quản lý thị trường Long An thu nộp ngân sách hơn 1,7 tỷ đồng

Hà Nội thu giữ hàng chục xe điện không rõ nguồn gốc, cấm lưu thông trên thị trường

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ số lượng lớn hàng hoá vi phạm tại 2 cơ sở kinh doanh

Bình Phước: Kiểm tra 66 tổ chức, cá nhân dịp cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Nghệ An: Xử phạt chủ cơ sở kinh doanh 400kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quản lý thị trường Cao Bằng tuyên truyền pháp luật tại Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Nghệ An: Tiêu hủy 400kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Trị: Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm

Tây Ninh: Quản lý thị trường 'mạnh tay' với vi phạm trên thương mại điện tử