Thứ ba 26/11/2024 03:11

Quản lý hiệu quả ngân quỹ nhà nước

Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định về quản lý ngân quỹ nhà nước. Trong đó, quy định các hoạt động về quản lý ngân quỹ nhà nước; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý ngân quỹ nhà nước.

Theo Bộ Tài chính, ngân quỹ nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước có trên tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại và tiền mặt tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước. Ngân quỹ nhà nước được hình thành từ quỹ ngân sách các cấp; tiền gửi của các quỹ tài chính nhà nước, các đơn vị, tổ chức kinh tế mở tại Kho bạc Nhà nước (đơn vị giao dịch).

Quản lý ngân quỹ nhà nước nhằm mục tiêu đảm bảo tập trung nhanh mọi nguồn thu nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.

Quản lý ngân quỹ nhà nước là việc tập trung mọi nguồn thu nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước theo quy định và hoạt động huy động vốn ngắn hạn, sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi đảm bảo khả năng thanh toán.

Đồng thời, đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước thông qua các nghiệp vụ sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt theo chế độ quy định; gắn kết quản lý ngân quỹ nhà nước với quản lý ngân sách nhà nước và quản lý nợ Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước và giảm chi phí vay nợ của Chính phủ.

Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định về quản lý ngân quỹ nhà nước gồm 3 chương, 20 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo Nghị định đã quy định cụ thể về dự báo luồng tiền; sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi; vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt; quản lý rủi ro ngân quỹ nhà nước…

Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi

Theo dự thảo, ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng vào các lĩnh vực sau: a- Tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời, đáp ứng các nhu cầu chi khi ngân sách trung ương chưa tập trung kịp nguồn thu; b- Tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; c- Gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ; d- Mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ để cơ cấu lại nợ và giảm nghĩa vụ thanh toán lãi đối với trái phiếu Chính phủ đã phát hành; e- Đầu tư vào các công cụ kỳ hạn ngắn trên thị trường tiền tệ.

Thời hạn sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được dự thảo nêu cụ thể: Tối đa không quá 1 năm đối với việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để tạm ứng cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh; trường hợp gia hạn nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. Tối đa không quá 3 tháng đối với các khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại điểm c, d, e trên.

Dự thảo nêu rõ, việc sử dụng ngân quỹ nhà nước phải đảm bảo an toàn tiền của Nhà nước, khả năng thanh khoản của Kho bạc Nhà nước và tính hiệu quả. Việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được thực hiện theo phương án điều hành ngân quỹ nhà nước năm đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Mức độ và điều kiện sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi phải được điều chỉnh một cách linh hoạt, kịp thời, phù hợp với khả năng thu, chi ngân quỹ nhà nước và tình hình thị trường tiền tệ tại từng thời điểm.

Theo Báo Điện tử Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm