Quan hệ kinh tế thương mại góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia

Những năm gần đây, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Campuchia phát triển tích cực, đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Còn nhiều dư địa để phát huy mạnh mẽ các kết quả hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc Tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Đài Loan Thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Belarus Ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất găng tay y tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Việt Nam - Campuchia là hai nước láng giềng trên bán đảo Đông Dương, có chung đường biên giới trên biển và đất liền, vị trí địa lý đã tạo tiền đề cho mối quan hệ gắn bó lâu đời giữa hai đất nước, hai dân tộc. Vượt qua những thăng trầm của lịch sử, mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được duy trì, phát triển suốt hơn nửa thế kỷ qua. Với phương châm "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, trong những năm gần đây, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Campuchia phát triển tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Campuchia năm 2021 đạt 9,54 tỷ USD, tăng 79,1% so với năm 2020; trong 9 tháng năm 2022 đạt 8,45 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất khẩu trên 4,55 tỷ USD, nhập khẩu gần 3,9 tỷ USD.

Trong khối các nước ASEAN, Campuchia là quốc gia có thương mại song phương lớn thứ 3 với Việt Nam (sau Thái Lan và Singapore), chiếm 13% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khối. Tính riêng xuất khẩu, Campuchia là thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Thái Lan), chiếm 17% xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN.

Việt Nam và Campuchia: Đẩy mạnh thương mại song phương

Việt Nam duy trì vị trí đứng đầu ASEAN và nằm trong nhóm năm nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia. Việt Nam hiện có 188 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Campuchia, với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 2,8 tỷ USD. Hợp tác quốc phòng, an ninh tiếp tục được thúc đẩy và ngày càng hiệu quả, góp phần giữ vững môi trường ổn định và phát triển bền vững tại mỗi nước. Hợp tác giáo dục-đào tạo, khoa học - công nghệ… tiếp tục được quan tâm thúc đẩy. Sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các hoạt động giao lưu nhân dân, du lịch giữa hai nước từng bước khởi sắc trở lại.

Trong đó, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam-Campuchia tiếp tục thể hiện rõ nét tính bổ trợ lẫn nhau. Campuchia là nguồn cung cấp một số mặt hàng vào quan trọng cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam như nguyên phụ liệu ngành gỗ; một số loại nông sản thô như hạt điều, sắn; cao su nguyên liệu… Trong khi đó, Việt Nam lại là nguồn cung cấp nhiều mặt hàng công nghiệp chế tạo, nhiên liệu, hàng tiêu dùng cho Campuchia như xăng dầu, sắt thép, phân bón, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, hóa chất và một số mặt hàng tiêu dùng khác.

Hiện nay, hai nước đều là thành viên của ASEAN và được hưởng lợi từ những cam kết trong khu vực với mức thuế quan từ 0 – 5% cho hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu. Đây được coi là một trong những động lực để doanh nghiệp hai nước mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh phát triển sản phẩm tại thị trường của nhau.

Ngày 3/11, Bộ Ngoại giao đã phát đi thông cáo khẳng định, nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia, Chủ tịch ASEAN 2022, Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Vương quốc Campuchia từ ngày 08 đến 09/11/2022, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các Hội nghị cấp cao liên quan từ ngày 10 đến 13/11/2022.

Theo chương trình,Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự khoảng 20 hoạt động với nhiều hội nghị quan trọng, cùng các nhà lãnh đạo thảo luận những vấn đề lớn như: Tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, quan hệ đối ngoại, vai trò trung tâm của ASEAN, các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có nhiều cuộc gặp với lãnh đạo các đối tác, trao đổi các vấn đề liên quan đến ASEAN, cũng như quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác.

Tại họp báo thường kỳ chiều cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Là thành viên tích cực, có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với nước chủ nhà Campuchia, cũng như các thành viên khác của ASEAN, các nước khác, đảm bảo các hội nghị diễn ra thành công, đạt kết quả thực chất, góp phần củng cố đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN; đồng thời, đẩy mạnh quan hệ cùng có lợi giữa ASEAN với các đối tác, xử lý hài hòa, cân bằng các vấn đề của ASEAN phải đối diện, đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, vì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, châu Á - Thái Bình Dương nói chung.

Trước đó, chiều 4/11, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia ra thông báo chính thức về chương trình Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị liên quan. Bộ này cho biết ông Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng nước chủ nhà Campuchia và là Chủ tịch ASEAN 2022, sẽ chủ trì các Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40 và 41 và các hội nghị cấp cao liên quan được tổ chức từ ngày 10-13/11 tới tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Prak Sokhon, Bộ trưởng Bộ Thương mại Pan Sorasak, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, thanh niên và thể thao Hang Chuon Naron và một số quan chức cấp cao của chính phủ sẽ tháp tùng Thủ tướng Hun Sen tham gia các hội nghị.

Theo chương trình, các sự kiện sẽ được tổ chức gồm có: Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40 và 41; Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 25; Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 25; Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 23; Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 (APT) lần thứ 25; Hội nghị cấp cao ASEAN-Ấn Độ kỷ niệm 30 năm Quan hệ đối thoại; Hội nghị cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ l0; Hội nghị cấp cao ASEAN-Australia lần thứ 2; Hội nghị cấp cao ASEAN-Canada; Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 17.

Dự kiến, trước khi tham dự hội nghị cấp cao, lãnh đạo các nước sẽ yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni tại Cung điện Hoàng gia. Bên lề các hội nghị cấp cao, Thủ tướng Hun Sen và lãnh đạo các nước ASEAN sẽ gặp gỡ riêng với các đại diện của Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA); Thanh niên ASEAN và Hội đồng tư vấn doanh nghiệp ASEAN (ASEAN-BAC); tham dự đối thoại toàn cầu ASEAN lần thứ 2 về phục hồi với sự tham gia của người đứng đầu một số tổ chức quốc tế lớn.

Theo Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia, tại Lễ bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40 và 41 và các hội nghị cấp cao liên quan, Thủ tướng Campuchia Hun Sen sẽ bàn giao vị trí Chủ tịch ASEAN luân phiên cho Tổng thống Indonesia Joko Widodo.

Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia cũng thông tin thêm, để chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40 và 41 và các hội nghị cấp cao liên quan, Phó Thủ tướng Campuchia Prak Sokhonn sẽ chủ trì cuộc họp Hội đồng cộng đồng An ninh chính trị ASEAN (APSC) lần thứ 25 và cuộc họp Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 31. Ông Prak Sokhonn cũng sẽ chủ trì lễ ký văn kiện gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) của Tây Ban Nha và Ukraine.

Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun.
Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Những chiến công thầm lặng ấy đã tô thắm truyền thống ngành Tình báo quốc phòng, mãi mãi là niềm tự hào của thế hệ kế tiếp sau này.
Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Thắng lợi của cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, có sự đóng góp của lực lượng Điệp báo chiến lược và Quân báo trinh sát.
Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Với nỗ lực hai bên cùng gác lại quá khứ, hướng đến tương lai cho thấy Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.
Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Trong tuần qua (từ 29/4 đến 5/5), Tỉnh ủy Hải Dương, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm có sự đóng góp không nhỏ của ngành Tình báo quốc phòng.
Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và đề nghị các bên phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động dự án kênh đào Funan Techo.
Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Xảy ra sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn sẽ có báo cáo cụ thể về sự cố này.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động