Thứ hai 23/12/2024 20:42

QLTT Hà Tĩnh: Tăng cường quản lý các mặt hàng thiết yếu phòng chống dịch

Để đảm bảo chất lượng, bình ổn giá các mặt hàng phòng, chống dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Tĩnh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt là trang thiết bị y tế trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Sau vài tuần tạm lắng, hiện trên địa bàn Hà Tĩnh lại xuất hiện các ca F0, nhiều ca là F1, F2 của bệnh nhân mắc Covid-19. Chính điều này làm cho nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng y tế như khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch ‘tăng nhiệt’ trở lại. Tuy nhiên không còn tình trạng khan hiếm, hay đội giá quá cao như vào thời điểm trước, nhưng mặt hàng này vẫn được người dân quan tâm, mua sắm, sử dụng thường xuyên.

Để đảm bảo các mặt hàng có chất lượng được lưu thông trên thị trường, Cục QLTT Hà Tĩnh tăng cường công tác quản lý địa bàn nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hoá trên thị trường để mua gom, tích trữ hoặc lợi dụng dịch bệnh để nâng giá, ép giá bất hợp lý đối với các hàng hoá là trang thiết bị y tế như khẩu trang, các loại nước rửa tay, nước sát trùng… khi có sự biến động lớn về cung cầu hàng hoá gây xáo trộn tình hình thị trường trên địa bàn, đặc biệt là những khu vực có bệnh nhân Covid-19.

Khẩu trang y tế là một trong số các mặt hàng được tăng cường kiểm tra dịp này. Ảnh: QLTT Hà Tĩnh

Đồng thời, Cục QLTT Hà Tĩnh chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đồng thời kết hợp công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, kinh doanh đặc biệt là các nhóm mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, xăng dầu, khí gas hóa lỏng, vật tư y tế, thuốc tân dược... nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và nhu cầu tiêu dùng của người dân trong mùa dịch.

Đơn cử, Đội QLTT số 4 - Cục QLTT Hà Tĩnh cho biết, trong vòng 6 tháng đầu năm 2021 lực lượng đã ra quân 100% quân số tăng cường cả ngày nghỉ, kiểm tra, kiểm soát thị trường các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh; Đội cũng đã kiểm tra, xử lý 47 vụ vi phạm.

Theo đại diện Cục QLTT Hà Tĩnh, qua công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, đa số các cơ sở kinh doanh đều đã có ý thức chấp hành quy định pháp luật, không đầu cơ găm hàng, định giá bán hàng bất hợp lý.

"Lực lượng chức năng của Hà Tĩnh luôn xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên để chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, không có vùng cấm. Đặc biệt, công tác thanh, kiểm tra phải luôn được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm bảo đảm ổn định thị trường, đảm bảo nguồn hàng, nhất là các mặt hàng phục vụ thiết yếu, phục vụ sinh hoạt của người dân và các mặt hàng phòng, chống dịch bệnh với mức giá ổn định", vị này cho biết thêm.

Cùng với đó, Ban Chỉ đạo 389 Hà Tĩnh tiếp tục bám sát vào chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các Bộ, ngành, Tổng cục QLTT và UBND thành phố để chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân biết về sự tác hại của việc buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm, chủ động phòng tránh. Hướng dẫn và phổ biến pháp luật cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật.

Với tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, thời gian tới lực lượng QLTT và các ngành chức năng Hà Tĩnh tiếp tục công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhất là đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh khẩu trang, các trang thiết bị y tế nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ sức khoẻ người dân trong đại dịch

Mộc Miên
Bài viết cùng chủ đề: Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm