Thứ tư 01/01/2025 22:15

Phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo thông tư quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Theo đó, 2 phương pháp định giá là phương pháp chi phí và phương pháp so sánh. Thông tư này quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Giá 2023.

Đề xuất 2 phương pháp định giá chung đối với hàng hóa do Nhà nước định giá

Trường hợp khi áp dụng phương pháp định giá chung có nội dung đặc thù cần hướng dẫn, các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực, UBND cấp tỉnh đề xuất nội dung cụ thể cần hướng dẫn gửi Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn thực hiện.

Hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Giá 2023 và hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật có quy định về phương pháp định giá riêng do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo thẩm quyền quy định.

Dự thảo thông tư quy định, phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại thông tư này bao gồm 2 phương pháp định giá là phương pháp chi phí và phương pháp so sánh.

Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Giá 2023.

Căn cứ đặc tính và giá trị của hàng hoá, dịch vụ, điều kiện về sản xuất kinh doanh, cung ứng, thị trường, lưu thông của hàng hóa, dịch vụ cần định giá, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá, cơ quan được giao thẩm định phương án giá lựa chọn áp dụng 1 phương pháp định giá là phương pháp so sánh hoặc phương pháp chi phí để lập, thẩm định phương án giá.

Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định giá thành sản phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản chi không được tính vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo quy định của các văn bản pháp luật có liên quan.

Các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm; các chi phí đã được tính trong giá sản phẩm, dịch vụ khác của tổ chức, cá nhân.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

Ngành tài chính thực hiện cam kết về thuế xuất, nhập khẩu

Quy định lĩnh vực áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt

Tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam

Những dấu ấn của Home Credit trên hành trình phát triển

Vietcombank dẫn đầu danh sách bình chọn nhà tuyển dụng được ưa thích nhất

Thị trường chứng khoán duy trì xu hướng vận động đi lên

Vietcombank có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam

10 sự kiện chứng khoán năm 2024

NAPAS tung loạt khuyến mãi hấp dẫn đồng hành cùng sự kiện City Tết Fest

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tiết kiệm chi trong đầu tư là bài toán quan trọng

Cảnh giác tình trạng kẻ gian phá máy ATM để chiếm đoạt tiền ngân hàng

Động thái mới nhất của nhà điều hành về quản lý thị trường vàng

Phú Thọ Land huy động thành công 950 tỷ đồng từ trái phiếu

Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

VNDirect: Nhu cầu tín dụng tăng tốc, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động dịp cuối năm

Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank