Thứ ba 19/11/2024 07:26

Phú Yên: Sẽ là một trung tâm kinh tế biển của vùng Duyên hải Trung Bộ

Theo quy hoạch tỉnh Phú Yên, TP. Tuy Hòa được phát triển là đô thị biển; TP. Sông Cầu phát triển là TP. du lịch. Đây là động lực để kinh tế Phú Yên phát triển.

Theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030, Phú Yên trở thành tỉnh phát triển theo hướng hiện đại và bền vững. Kinh tế tỉnh phát triển dựa trên lợi thế biển, với các trụ cột công nghiệp (luyện kim, lọc hóa dầu, năng lượng…); du lịch, dịch vụ chất lượng cao; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; vận tải biển và logistics

Với tầm nhìn đến năm 2050, Phú Yên sẽ là một trung tâm kinh tế biển của vùng duyên hải Trung Bộ; có hệ thống đô thị thông minh, đô thị xanh, có bản sắc. Trong đó, những đô thị ven biển có sức thu hút khách du lịch và có môi trường sống tốt của vùng và cả nước.

Thành phố Tuy Hòa được định hướng phát triển trở thành đô thị biển. Ảnh baophuyen

Theo đó, quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2025, tỉnh Phú Yên lần lượt có 1 đô thị loại I là TP. Tuy Hòa, 1 đô thị loại 2 là TP. Sông Cầu và 1 đô thị loại III là thị xã Sông Cầu.

Đến năm 2025, TP. Tuy Hòa (hiện nay là đô thị loại II) đạt một số chỉ tiêu của đô thị loại I; tập trung đầu tư xây dựng, phát triển và mở rộng không gian đô thị, từng bước hoàn thiện các tiêu chí đô thị cho việc định hướng đến năm 2030 TP. Tuy Hòa đảm bảo tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh..

Về định hướng phát triển, TP. Tuy Hòa được định hướng phát triển trở thành đô thị biển với hệ thống công viên, cây xanh và có rừng trong trung tâm thành phố; tạo lập môi trường và xã hội an toàn, lành mạnh cho cộng đồng; trở thành đô thị văn minh, hiện đại, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên.

TP. Tuy Hòa cũng được định hướng có bản sắc riêng trong chuỗi đô thị ven biển miền Trung; là một trong những trung tâm tổng hợp cấp vùng về giao thông, trung tâm du lịch Vùng Duyên hải Trung Bộ, trung tâm đào tạo…

Thị xã Sông Cầu (hiện là đô thị loại III) có chức năng đô thị là thị xã lên thành phố trực thuộc tỉnh Phú Yên; là trung tâm tiểu vùng phía Bắc của tỉnh; đô thị vệ tinh trên hành lang đô thị hóa phía Đông; trung tâm phát triển du lịch của vùng.

Về định hướng phát triển, thị xã Sông Cầu là đô thị II (trong kỳ quy hoạch), định hướng phát triển trở thành thành phố du lịch.

Đô thị Sông Cầu là trung tâm tiểu vùng phía Bắc của tỉnh Phú Yên về kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch và công nghiệp; là đầu mối giao thông, cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Phú Yên, có vai trò quan trọng về an ninh, quốc phòng; phát triển theo hướng đô thị du lịch biển trên cơ sở khai thác các lợi thế đặc trưng của địa phương.

Trong khi đó, Thị xã Đông Hoà có chức năng là thị xã trực thuộc tỉnh Phú Yên; trung tâm tổng hợp và trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Thị xã Đông Hoà (hiện là đô thị loại IV) được định hướng phát triển là đô thị loại III (trong kỳ quy hoạch), là vùng kinh tế động lực của tỉnh Phú Yên. Thị xã Đông Hòa với trọng tâm là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa chức năng, phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như luyện kim, lọc hóa dầu, năng lượng... gắn với cảng biển; trở thành một trong các trung tâm dịch vụ và du lịch cấp quốc gia và khu vực.

Theo UBND thị xã Sông Cầu, hiện địa phương đã đạt được tất cả các tiêu chí và đang chờ Bộ Nội vụ phê duyệt hồ sơ lên đô thị loại II, dự kiến trong năm nay sẽ công bố.

Nhìn chung, hệ thống đô thị phân bổ khá đều từ ven biển đến đồng bằng, miền núi, nằm trên các trục giao thông đối ngoại quan trọng, là vùng kinh tế phát triển có khả năng đô thị hóa cao. Mỗi đô thị có chức năng khác nhau, hỗ trợ lẫn nhau, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các vùng trong toàn tỉnh Phú Yên.

Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: Phú Yên

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số