Thứ ba 05/11/2024 18:22

Phiên giao dịch đầu tuần chìm trong sắc đỏ, VN-Index giảm gần 5 điểm

Thị trường phiên đầu tuần vẫn chìm trong sắc đỏ và xác lập phiên giảm thứ 4 liên tiếp với thanh khoản xuống mức thấp nhất trong khoảng 1,5 tháng qua.

Lực bán tiếp tục chiếm ưu thế qua đó đẩy các chỉ số chính rơi khỏi mốc tham chiếu kéo chỉ số VN-Index giảm 4,76 điểm, tương đương 0,38%, xuống 1.250,35 điểm.

Toàn sàn HoSE có tới 355 mã giảm giá, chỉ có 112 mã tăng giá và 81 mã đứng giá tham chiếu

Trong phiên giao dịch ngày 8/4, cổ phiếu ngân hàng có nhiều đóng góp trong việc giúp thị trường không giảm mạnh thêm. Trong 10 mã đóng góp nhiều nhất vào chỉ số VN-Index, ngành này góp mặt tới 6 mã, trong đó HDB tăng 2,36%, BID tăng 1,2%, LPB tăng 1,46% trong khi CTG, TCB, MBB, TPB cũng ghi nhận sắc xanh. Dẫu vậy, sắc đỏ cũng không hoàn toàn lép vế, đa số giảm chưa tới 1%, riêng STB giảm tới 2,03%.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán giao dịch kém khả quan khi khá nhiều mã giảm đáng kể, như VND và VIX đều giảm 1,81%, FTS giảm 2,06%, BSI giảm tới 5,29%...

This browser does not support the video element.

Không nằm ngoài xu hướng chung, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng gây thất vọng khi VRE giảm tới 4,45%, bên cạnh đó có không ít mã giảm trên 1% như NVL, KDH, PDR, NLG, TCH, HDG, ITA, CII... Sắc xanh hiện lên ở VHM, DIG, KOS, DXS; đặc biệt là DPG tăng tới 4,46% và NTL tăng 3,16%.

Nhóm cổ phiếu sản xuất cũng không khá hơn. Nhan nhản các mã giảm trên 1% như VNM, DGC, VGC, SAB, DCM, DPM, PHR, CAV, ANV; GIL và POM thậm chí giảm kịch sàn. Các mã ngược chiều đa phần cũng chỉ tăng nhẹ.

Cổ phiếu ngành năng lượng và bán lẻ đều lao dốc: GAS giảm 1,36%, POW giảm 0,44%, PGV giảm 0,23%, PLX giảm 0,27%; MWG giảm 1,96%, PNJ giảm 1,44%, FRT giảm 2,45%, DGW giảm 4,08%.

Thị trường phiên đầu tuần vẫn chìm trong sắc đỏ và xác lập phiên giảm thứ 4 liên tiếp

Đáng chú ý là các cổ phiếu "họ Viettel". Trên sàn UPCoM, VGI giảm tới 11,66% và VTK giảm 12,52%; còn trên sàn HoSE, VTP giảm kịch sàn và CRT mất đi 3,93% giá trị.

Sau 2 phiên liên tiếp mua ròng, khối ngoại hôm nay quay trở lại bán ròng hơn 152 tỷ đồng, trong đó khối này giải ngân 1.407 tỷ đồng và bán ra 1.560 tỷ đồng, tập trung vào VHM (282 tỷ đồng), VRE (122 tỷ đồng), quỹ FUESSVFL (118 tỷ đồng)...

Ở chiều ngược lại, STB được quỹ ngoại mua 57 tỷ đồng, HPG 54 tỷ đồng, BID 41 tỷ đồng.

Nhà đầu tư có phần dè dặt khi thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE chỉ đạt chưa tới 18.500 tỷ đồng, trong khi trung bình 1 tháng gần nhất lên đến trên 24.000 tỷ đồng/phiên.

Kết thúc phiên giao dịch, toàn sàn HoSE có tới 355 mã giảm giá, chỉ có 112 mã tăng giá và 81 mã đứng giá tham chiếu.

Song Hà
Bài viết cùng chủ đề: Chứng khoán hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ sớm có lực cầu bắt đáy

Cổ phiếu nào sẽ được các quỹ ETF mua nhiều nhất?

Chứng khoán KB Việt Nam tư vấn niêm yết thành công cổ phiếu của Công ty tập đoàn giáo dục Trí Việt

Công ty bảo hiểm đầu tiên công bố thiệt hại do bão Yagi, lợi nhuận bị cuốn trôi theo dòng nước

Điểm danh loạt thương hiệu lớn 'rơi rụng' khỏi sàn chứng khoán năm nay

Vì sao cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương bị xem xét huỷ niêm yết bắt buộc?

Hoàng Huy khẳng định làm đúng pháp luật tại dự án 275 Nguyễn Trãi, cổ phiếu bật tăng

Thời điểm nào dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán?

Cổ phiếu VHM của Vinhomes tạm chững sau phiên giao dịch thăng hoa

Sửa đổi thông tư quỹ đầu tư chứng khoán: Đừng gây khó quỹ đầu tư

Cổ phiếu họ Hoàng Huy chao đảo sau kết luận thanh tra

Thị trường chứng khoán đang đợi cú huých từ bức tranh lợi nhuận?

Vì sao AAV Group và SPT bị xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng?

Hành trình lao dốc của cổ phiếu Nhựa Đông Á

Chứng khoán DSC ấn định ngày lên sàn HOSE, lợi nhuận tăng 40% nửa đầu năm

Vì sao Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng?

Cổ phiếu FRT lại được margin, mở ra triển vọng tương lai tươi sáng

Thị phần môi giới chứng khoán quý III: VPS vững 'ngôi vương', FPTS lọt top 10