Phát triển năng lượng sạch: Xu thế và thách thức

Nền kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ nhanh, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng. Đây là vấn đề đặt ra nhiều thách thức, nhất là khi các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí… không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

Nhiều áp lực

Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, những tháng đầu năm, dù tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất nhưng nhu cầu phụ tải vẫn tăng trên 7%, thậm chí một số vùng tăng trưởng trên 11%. Tình hình thủy văn vẫn bất lợi, dù đã phải huy động tối đa điện sản xuất từ điện than, khí, năng lượng tái tạo nhưng EVN vẫn phải huy động nguồn điện dầu giá cao.

phat trien nang luong sach xu the va thach thuc
Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển điện gió

Dự kiến, năm 2020 vẫn cơ bản có thể đảm bảo nhu cầu điện, song từ năm 2021, nguy cơ thiếu điện hiện hữu. Thậm chí, tình trạng thiếu điện tại miền Nam có thể tăng cao hơn và kéo dài cả giai đoạn đến năm 2025 nếu như phụ tải tăng cao, lượng nước về các hồ thủy điện kém hơn trung bình nhiều năm; các dự án nguồn điện mới tiếp tục bị chậm tiến độ... Theo tính toán, mỗi dự án nhiệt điện than từ 1.000 - 1.200MW tại miền Nam bị chậm tiến độ sẽ làm mức độ thiếu điện tại khu vực này tăng thêm từ 7,2 đến 7,5 tỷ kWh/năm.

Trong khi đó, nhiều dự án nguồn điện theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh đang bị chậm tiến độ hoặc chưa xác định được tiến độ. Điều này dẫn đến nguy cơ Việt Nam sẽ bị thiếu điện trong tương lai gần. Báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực mới đây cho thấy, trong số 62 dự án nguồn điện công suất lớn từ 200 MW trở lên trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, chỉ có 15 dự án đạt tiến độ, còn lại 47 dự án chậm tiến độ hoặc chưa xác định được tiến độ. Chính vì vậy, bên cạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm tiến độ, đẩy mạnh tiết kiệm điện thì việc thúc đẩy phát triển các dự án năng lượng tái tạo (NLTT) như điện gió, điện mặt trời là cần thiết và cấp bách.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, đối với Việt Nam, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 6,5-7%/năm thì từ nay tới năm 2030, chúng ta cần nguồn điện năng vô cùng lớn. Chỉ nêu một ví dụ, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam hiện đạt khoảng 55.000 MW. Nếu tính cả các nguồn dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2020 - khoảng 4.300 MW, thì công suất mới đạt gần 60.000 MW. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh đến năm 2025, dự kiến nhu cầu công suất nguồn điện của hệ thống phải đạt 90.000 MW. Như vậy, trong giai đoạn 2021-2025, mỗi năm Việt Nam cần bổ sung thêm 5.000 MW.

Tại thời điểm này, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển NLTT, năng lượng xanh đang trở nên vô cùng quan trọng. Và, điện mặt trời, điện gió đã trở thành giải pháp hiệu quả không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài, góp phần tích cực bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Tập trung phát triển các nguồn năng lượng mới

Nhận thức rõ tầm quan trọng của năng lượng sạch, NLTT đối với nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn. Đặc biệt, gần đây nhất, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã có nhiều đột phá. Trong đó, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng.

Với vai trò quản lý ngành, Bộ Công Thương đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp phát triển NLTT, nhất là điện mặt trời và điện gió; khai thác “năng lượng xanh” gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.

Chỉ trong một năm trở lại đây, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ về phát triển NLTT. Đặc biệt, với kỷ lục về công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành, Việt Nam trở thành một trong những thị trường NLTT sôi động và hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Đến nay, nguồn điện mặt trời đã chiếm khoảng 10% công suất đặt của hệ thống điện Việt Nam.

Đơn cử như Bình Thuận - một trong những địa phương có tiềm năng năng lượng gió và mặt trời thuộc loại cao nhất cả nước với số giờ nắng, giờ gió, tốc độ gió và bức xạ nhiệt cao. Vì thế, phát triển điện gió tại Bình Thuận đang có sức thu hút lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đến nay, Bình Thuận đã có 20 dự án điện gió được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương khảo sát, nghiên cứu, đầu tư và 95 dự án điện mặt trời đăng ký đầu tư. Việc phát triển NLTT không chỉ khai thác hiệu quả lợi thế và tài nguyên của địa phương mà còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 55 cũng nêu rõ nhiệm vụ: Tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch; công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư, xóa bỏ mọi rào cản để thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án năng lượng trong và ngoài nước; chú trọng những dự án phát điện và các hoạt động bán buôn, bán lẻ điện theo cơ chế thị trường.

Theo TS. Nguyễn Thành Sơn - nguyên Trưởng ban Chiến lược (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam): Chỉ khi tư nhân tham gia thì mới tạo ra thị trường, phát triển theo tư duy thị trường và tính cạnh tranh sẽ cao hơn nhiều. Để thu hút được khối tư nhân, cần phải bình đẳng trong đối xử và phải công khai, minh bạch. TS. Nguyễn Thành Sơn phân tích thêm: “Tư nhân tham gia sâu hơn vào ngành năng lượng không chỉ bảo đảm vững chắc hơn cho an ninh năng lượng đất nước, mà còn tạo môi trường minh bạch để nền kinh tế thực sự phát triển bền vững”.

Nhằm đảm bảo cung cấp điện giai đoạn đến năm 2025, EVN đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương tiếp tục khuyến khích phát triển các dự án NLTT theo cơ chế giá FIT để có thể đưa vào vận hành thêm khoảng 12.700MW điện mặt trời và 7.200MW điện gió trong giai đoạn đến năm 2023.

TS. Nguyễn Mạnh Hiến - Chủ tịch Hội đồng khoa học, Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam:

Ưu tiên năng lượng tái tạo

Việt Nam là đất nước có tiềm năng NLTT như thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt… phong phú. Việc tăng cường phát triển các nguồn NLTT có ý nghĩa lớn để giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong mục tiêu toàn cầu, đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn, với hơn 39% tổng diện tích được ước tính có tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, tương đương tổng công suất 512GW. Bên cạnh đó, với tổng số giờ nắng trung bình cả nước lên đến trên 2.500 giờ/năm và cường độ bức xạ trung bình 4,6 kWh/m2/ngày theo hướng tăng dần về phía Nam là cơ sở tốt phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời. Chưa kể, là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối.

Để thúc đẩy phát triển NLTT, cần có cơ chế, chính sách ưu tiên về giá điện, lãi suất vốn vay đối với các dự án điện từ nguồn nguyên liệu sinh khối vì có chi phí đầu tư thấp, hệ số công suất cao. Đối với điện gió, cần đẩy mạnh phát triển các dự án ngoài khơi - nơi có tốc độ gió cao và ổn định nên có thể nhận được công suất và sản lượng cao, giá thành hạ. Đối với điện mặt trời, cần quan tâm khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời áp mái vì có thể huy động được nguồn lực của cộng đồng dân cư (doanh nghiệp và tư nhân), không cần đầu tư lưới điện đấu nối.

Ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương):

Công bằng, minh bạch cho nhà đầu tư

Để phát triển NLTT hiệu quả và thu hút mạnh nhà đầu tư vào lĩnh vực này, theo kinh nghiệm của các nước phát triển, cần tập trung vào các nội dung chính sách, hạ tầng truyền tải và điều độ vận hành hệ thống điện.

Về chính sách, với các dự án NLTT quy mô công suất lớn, sẽ chuyển sang cơ chế đấu thầu. Nhà đầu tư phát triển được lựa chọn sẽ là nhà đầu tư đưa ra giá bán điện từ dự án điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời nổi thấp nhất. Thực hiện cơ chế này tuy sẽ mất nhiều thời gian nhưng sẽ công bằng, minh bạch hơn cho các nhà đầu tư, đảm bảo sự hài hòa, cân đối giữa phát triển các dự án điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời nổi và lưới truyền tải. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy phát triển các hệ thống NLTT phân tán phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ như các khu công nghiệp, hộ tiêu thụ thương mại, dịch vụ, nhà dân... lắp đặt điện mặt trời mái nhà để cung cấp cho chính nhu cầu của mình cùng kết hợp với điện mua từ lưới điện.

Bên cạnh đó, tập trung tăng cường đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng truyền tải kết hợp với các hệ thống lưu trữ (thủy điện tích năng, hệ thống ắc quy...) và tăng cường khả năng điều độ vận hành hệ thống điện, tăng cường kết nối lưới điện khu vực. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng hấp thụ nguồn điện NLTT, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả lưới điện.

Ông Nguyễn Duy Lộc - Phó giám đốc Sở Công Thương Gia Lai:

Đề xuất chính sách phát triển điện gió

Gia Lai được đánh giá có tiềm năng phát triển năng lượng gió. Qua khảo sát đo gió sơ bộ tại một số vị trí và dữ liệu được thu thập, lưu trữ, Gia Lai có 4 khu vực tiềm năng phát triển các dự án điện gió với quy mô công suất khoảng 11.950MW.

Cụ thể, khu vực phía Đông tỉnh gồm các huyện: Mang Yang, Đăk Pơ, Kông Chro, K’Bang và thị xã An Khê, với khoảng 3.800MW; khu vực phía Đông Nam gồm các huyện: Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa và thị xã Ayun Pa với 1.300MW; khu vực phía Tây tỉnh gồm các huyện: Chư Prông, Đức Cơ, Chư Sê, Chư Pưh và Đăk Đoa với 6.350MW; khu vực TP. Pleiku 500MW.

Các dự án điện gió có ưu điểm sử dụng đất ít, nếu được đầu tư và đưa vào hoạt động sẽ khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển NLTT của tỉnh Gia Lai. Đồng thời, phát huy nguồn lực đất đai, ít gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường sinh thái khu vực, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, tăng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, tạo thêm việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của địa phương.

Do vậy, kiến nghị Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép tỉnh Gia Lai được hưởng cơ chế giá bán điện đối với các dự án điện gió theo cơ chế giá FIT tại Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến hết năm 2022. n

Đại diện Sở Công Thương Bình Thuận:

Cần cơ chế phù hợp

Bình Thuận là địa phương có tiềm năng năng lượng gió, điện mặt trời thuộc loại cao nhất trong cả nước. Nhận thức và xác định tầm quan trọng của nguồn NLTT, tỉnh định hướng phát triển ngành công nghiệp năng lượng sẽ đóng góp tích cực, đảm bảo cung cấp điện cho Bình Thuận và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các dự án điện vẫn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Đa số dự án điện gió và điện mặt trời tại tỉnh Bình Thuận nằm trong vùng quy hoạch dự trữ khoáng sản titan, hiện nay chưa được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương cho phép điều chỉnh ra khỏi khu vực quy hoạch dự trữ khoáng sản titan. Do vậy, các dự án này không thể triển khai thi công.

Do đó, tỉnh kiến nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép các dự án điện mặt trời, điện gió trên địa bàn hiện đang nằm trong vùng Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng titan và vùng quy hoạch dự trữ khoáng sản titan được triển khai đầu tư xây dựng. Đồng thời, có cơ chế, chính sách ổn định, ban hành quy định, quy chuẩn kỹ thuật để phát triển NLTT.

Đại diện UBND tỉnh Cà Mau:

Đẩy nhanh tiến độ các dự án

Để phát huy tiềm năng, lợi thế tự nhiên của tỉnh, tạo cơ sở pháp lý nhằm thu hút nhà đầu tư phát triển nguồn NLTT, tỉnh Cà Mau đã cơ bản lập xong các quy hoạch điện gió và điện mặt trời. Trong thời gian vừa qua, tỉnh Cà Mau đã làm việc với rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu các dự án NLTT cũng như các dự án điện khí LNG. Đến nay, đã có trên 30 nhà đầu tư chính thức tiếp cận, nghiên cứu, đề xuất thực hiện dự án với tổng công suất khoảng 12.000MW.

Tuy nhiên, dù được các nhà đầu tư quan tâm tiếp cận nghiên cứu, đề xuất nhiều dự án, nhưng đến nay, các dự án triển khai tương đối chậm, chưa đảm bảo tiến độ đề ra, làm ảnh hưởng đến hiệu quả mời gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Để tháo gỡ khó những khó khăn, giúp tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án năng lượng trên địa bàn, UBND tỉnh Cà Mau đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) đối với các dự án thuận lợi về đất đai, có khả năng đấu nối, giải phóng công suất theo Quyết định số 329/QĐ-BCT ngày 22/1/2020 của Bộ Công Thương.

Đồng thời, bổ sung vào Quy hoạch điện VIII: Đường dây và trạm biến áp 500kV về đến tỉnh Cà Mau; đường dây 220kV kết nối mạch vòng từ 3 phía (Đông, Nam, Tây) để thuận tiện giải phóng công suất nguồn điện cho các dự án; ghi nhận công suất đối với các dự án mà nhà đầu tư đã đề xuất nhưng chưa được bổ sung vào Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Nhóm PV thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Thị trường năng lượng đang nhiều biến động, việc hỗ trợ kịp thời, tối đa từ các cơ quan, ban ngành sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm.
Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Ngày 27/4/2024, tại Thái Bình, Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã đóng điện thành công Dự án Lắp máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy.
Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Dù có nhiều nỗ lực, song dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn từ Thanh Hoá đến Phố Nối vẫn gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Nhiều khách hàng Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùng EVNHANOI tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng.

Tin cùng chuyên mục

Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp duy trì liên tục, ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Theo ông Stuart Linsey, Trưởng đại diện Tập đoàn Copenhagen Offshore Partners, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong ngành điện gió châu Á
Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm.
Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, việc triển khai các dự án trọng điểm ngành điện đang được diễn ra hết sức khẩn trương.
Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Theo TS. Võ Trí Thành, việc đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Áp lực lớn nhất là thời gian.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Các Bộ, ngành, địa phương xác định đồng thuận và quyết liệt thực hiện Kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Sáng 26/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn EVN và Tổng công ty Điện lực miền Bắc, PC Hoà Bình đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp cung cấp điện mùa nắng
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Ngày 24/4, đoàn công tác tỉnh Lào Cai đã tới làm việc với Công ty Cổ phần EREX (Nhật Bản) và trao đổi về việc thực hiện dự án Nhà máy điện sinh khối Bảo Thắng
Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Eo biển Hormuz là điểm mấu chốt trong dòng chảy dầu quốc tế. Nhiều chuyên gia lo ngại căng thẳng Iran - Israel có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhằm đảm bảo cấp điện, an ninh năng lượng chương trình điều chỉnh phụ tải điện là giải pháp quan trọng, cấp bách.
Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Nhiều tháng qua, một doanh nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng than gặp khó trong việc chuyển nhượng dự án, còn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thì xin lỗi vì chậm tham mưu.
Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban kiểm điểm tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.
Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp giao ban tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Từ ngày 15-21/4/2024, phụ tải tiếp tục duy trì ở mức cao, riêng miền Bắc phụ tải bình quân tuần qua tăng hơn 13 triệu kWh/ngày so với tuần trước do nắng nóng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động