Thứ sáu 15/11/2024 11:20

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch nông thôn hiệu quả sẽ góp phần thực hiện đồng thời hai mục tiêu là đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững. Đây cũng là một trong những hướng đi quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương, đồng thời, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Những năm gần đây, nhiều bản vùng cao phía Bắc các tỉnh: Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang, Yên Bái… đã có doanh thu hàng tỷ đồng/năm nhờ cung cấp dịch vụ homestay và các dịch vụ khác. Thu nhập của nhiều hộ gia đình tại các bản làng làm du lịch đã đạt con số 50-60 triệu đồng/năm.

Bản du lịch cộng đồng Lao Chải 1, xã Khun Há, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

Một trong những tỉnh đầu tiên áp dụng phát triển nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng là Lào Cai. Thời gian qua, để góp phần xóa đói, giảm nghèo cho cộng đồng các DTTS, Lào Cai đã thực hiện thí điểm mô hình du lịch cộng đồng tại hai xã Bản Hồ và San Sả Hồ, huyện Sa Pa, sau đó nhân rộng ra các xã Tả Van, Tả Phìn, Thanh Kim và các huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà, Bát Xát… Thông qua các mô hình, du lịch cộng đồng của Lào Cai đã từng bước khẳng định được thương hiệu, tham gia tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng đầu ra của sản phẩm, đem lại những nguồn lợi quan trọng cho bà con DTTS cũng như làm thay đổi bộ mặt làng bản, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo thêm nguồn lực cho việc xây dựng NTM ngay tại địa phương.

Cũng như Lào Cai, tại tỉnh Hà Giang, du lịch làng quê còn giúp các địa phương lưu giữ phong tục tập quán, trò chơi, trò diễn dân gian, nghề truyền thống... Do đó, Hà Giang đã tập trung quy hoạch, xây dựng các bản văn hóa du lịch cộng đồng. Tại đây, du khách được tham gia, tìm hiểu, học hỏi, trải nghiệm nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Mông, Tày, Cờ Lao, Pà Thẻn, Giáy, Phù Lá… từ ca, múa, nhạc, đến các lễ hội. Du khách được trải nghiệm cuộc sống hằng ngày của đồng bào, được thụ hưởng, cảm nhận những giá trị văn hóa bản địa đặc sắc. Mô hình này còn giúp đề cao, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch, đồng thời, bảo tồn, phát huy, quảng bá những nét đẹp văn hóa bản địa.

Tại miền Trung, Quảng Bình là một trong những địa phương chú trọng phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng những làng quê NTM kiểu mẫu. Vùng homestay được biết đến nhiều nhất chính là “vương quốc hang động” Di sản thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Đến nay, Quảng Bình có trên 1.000 cơ sở làm du lịch cộng đồng. Nếu trước đây, nhiều người dân ở các xã Cự Nẫm, Hưng Trạch, Phúc Trạch, thị trấn Phong Nha… sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và đi rừng thì nay chuyển sang làm dịch vụ du lịch. Quan trọng hơn, đây cũng là một hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân, gắn sản xuất với du lịch, dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng NTM. Đến xã NTM Cự Nẫm đã thấy không khí du lịch hiện rõ trên từng con đường, ngõ xóm. Trong 13 thôn của xã nơi đâu cũng sạch đường, đẹp lối. Các thôn Hòa Sơn, Đông Sơn, Nguyễn Sơn… đang là những địa phương dẫn đầu mô hình du lịch cộng đồng. Không chỉ riêng Cự Nẫm, tại các vùng nông thôn, mô hình du lịch cộng đồng ra đời như thổi làn gió mới vào nhận thức của người dân các vùng quê Quảng Ninh, Lệ Thủy, Minh Hóa… Qua đó, góp thêm cách làm giàu bền vững ngay trên những mảnh đất giàu tiềm năng du lịch.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 30 điểm du lịch sinh thái, cộng đồng. Hầu hết điểm du lịch đều ở khu vực nông thôn, kể cả các điểm du lịch thuộc TP.Tam Kỳ, TP.Hội An, thị xã Điện Bàn cũng nằm ở vùng thôn quê. Trong đó, huyện Tiên Phước đã xây dựng mô hình làng du lịch cộng đồng Lộc Yên; Đông Giang với mô hình làng du lịch cộng đồng Bhờ Hôồng (xã Sông Kôn). Dự kiến trong năm 2021 các ngành, địa phương sẽ phối hợp tổ chức thực hiện mô hình thí điểm làng du lịch cộng đồng Lộc Yên và Bhờ Hôồng.

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Như vậy, các hoạt động du lịch cộng đồng do cư dân nông thôn thực hiện là chính và gắn với canh tác, sản xuất; nghĩa là du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp - nông thôn. Trong bức tranh mới của ngành du lịch thời gian gần đây, du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp - nông thôn ở nước ta dần chiếm một chỗ đứng quan trọng.

Mạnh Dũng
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang