Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần sự chung tay của các doanh nghiệp đầu tàu!

Sáng 25/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” với sự tham dự của 20 đại diện đến từ các bộ, ban, ngành; lãnh đạo 40 địa phương trên cả nước và hơn 200 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành hàng. 

Dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm; hội thảo đã diễn ra cởi mở, thẳng thắn và mang tính xây dựng, quyết tâm đưa ngành CNHT của Việt Nam phát triển theo định hướng của Chính phủ.

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ nguyên nhân khiến ngành CNHT nước ta chưa phát triển là do nguồn vốn đầu tư chưa thỏa đáng, việc phát triển của các DN còn dựa vào khai thác tài nguyên khoáng sản, lao động giá rẻ... Hiện cơ cấu giá trị sản phẩm, nhất là sản phẩm công nghiệp nội địa, rất thấp. Với những cơ cấu giá trị sản phẩm lớn thì Việt Nam chỉ mới tham gia khâu gia công. Xác định tính quan trọng của CNHT, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách, tạo cơ chế phát triển, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nền kinh tế, tập trung phát triển các ngành CNHT...

Phó Thủ tướng đánh giá, thời gian qua, ngành CNHT đã đạt được những kết quả bước đầu, ví dụ như đã chủ động nguồn nguyên liệu, ngành da giày nội địa hóa cao; tuy nhiên, kết quả này chưa như mong muốn bởi có nhiều nguyên nhân, trong đó có năng lực sản xuất của DN Việt Nam chỉ chú trọng gia công, chưa chú trọng nghiên cứu phát triển, đào tạo nhân lực, vai trò đầu tàu của DN lớn chưa thể hiện rõ.

Phó Thủ tướng chỉ đạo: Hội thảo cần tập trung thảo luận vấn đề phát triển CNHT dựa vào DN trong nước, làm thế nào gắn DN với các nhà khoa học, gắn kết sự hỗ trợ của Nhà nước, phát huy vai trò chủ lực của các DN đầu tàu cùng phát triển ngành CNHT. Vấn đề gì DN cần nhà nước có thể làm được để hỗ trợ ngành CNHT ngày càng phát triển tốt hơn, mạnh hơn, góp phần tăng quy mô cho nền kinh tế, nâng cao giá trị gia tăng trong phát triển sản xuất công nghiệp, giải quyết công ăn việc làm nhiều hơn.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần sự chung tay của các doanh nghiệp đầu tàu!

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, các Thứ trưởng Bộ Công Thương, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.Hồ Chí Minh chủ trì hội thảo Ảnh: Thanh Minh

Theo ông Trương Thanh Hoài - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương - hiện nay, ngành CNHT tại Việt Nam phát triển khá khiêm tốn. Chẳng hạn trong lĩnh vực CNHT ngành ôtô, tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi: mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%. Tương tự, trong lĩnh vực CNHT ngành dệt may - da giày: Tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may đạt thấp (tỷ lệ giá trị gia tăng năm 2015 đạt 51,1%). Ngành da giày tỷ lệ cung ứng chỉ khoảng 20- 25%, còn lại phải nhập khẩu, năng lực thiết kế mẫu mã còn yếu... Sở dĩ ngành CNHT chưa phát riển là do dung lượng thị trường nhỏ. Ngành công nghiệp vật liệu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư của nhà nước còn hạn chế (tín dụng, ưu đãi và hỗ trợ…); các tập đoàn sản xuất, lắp ráp thường sử dụng các nhà cung cấp cùng quốc gia...

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần sự chung tay của các doanh nghiệp đầu tàu!

Tiến sĩ Trần Đình Thiên tham luận tại hội thảo

Ảnh: Thanh Minh

Thực tế cho thấy, việc phát triển CNHT hiện rất cần thiết và cấp bách. Năng lực của các DN chế tạo trong nước còn rất lớn. Song còn nhiều điểm chưa gặp nhau giữa chính sách của nhà nước và thực tiễn hoạt động sản xuất của DN. Đặc biệt là những chính sách liên quan đến giảm thuế nhập khẩu linh kiện sản xuất, hỗ trợ đầu tư bước đầu cho DN khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - đưa ra quan điểm: Muốn phát triển CNHT cần phải tư duy lại con đường mình đi. “15 năm qua, chúng ta miệt mài bàn luận để phát triển ngành này nhưng cái quan trọng nhất là nhìn nhận cơ hội để tìm hướng đi đúng thì lại không nhắc đến. Bây giờ khoa học công nghệ thay đổi nhiều, cần phải nhìn ra cơ hội và tập trung bàn về tầm nhìn chứ không nên mổ xẻ những vấn đề manh mún, chắp vá" - Tiến sĩ Trần Đình Thiên thẳng thắn.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần sự chung tay của các doanh nghiệp đầu tàu!

Đông đảo đại biểu và doanh nghiệp tham gia hội thảo

Ảnh: T.H

Ông Dương Minh Tâm - Chủ tịch Hội Cơ khí TP.Hồ Chí Minh, Phó trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh - cho biết, Nghị định 111/2015/NĐ của Chính phủ về phát triển CNHT và chương trình phát triển CNHT từ 2016 – 2025 sắp được ban hành kịp thời giúp ngành CNHT Việt Nam phát triển bền vững. Nhưng, để chính sách thực hiện hiệu quả cần một chiến lược rõ hơn trong phát triển ngành cơ khí, máy móc thiết bị, xu hướng phát triển ngành nghề, danh mục ngành nghề CNHT được ưu đãi, khuyến khích đầu tư một cách cụ thể để các hiệp hội ngành hàng căn cứ vào đó xây dựng chiến lược phát triển. Cần có một cổng thông tin quốc gia về CNHT cho những ngành công nghiệp chủ lực, cập nhật các thông tin liên quan thường xuyên, kết nối với cơ sở dữ liệu về các DN CNHT trong nước, nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước...

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - đưa số liệu: Năm 2015, xuất khẩu trên 27 tỷ USD, thặng dự thương mại ngành dệt may trên 12 tỷ USD. Khoa học công nghệ đang chiếm lĩnh ngành công nghiệp dệt may nhanh hơn da giày, đã có robot sản xuất áo sơ mi. Vì vậy, nếu không có chiến lược phát triển sẽ mất cơ hội phát triển. Nên có trường/viện nghiên cứu khoa học để tập trung cho công tác áp dụng thực tiễn để hỗ trợ cho DN sản xuất. Ngành dệt may nên quy hoạch thành các khu công nghiệp lớn để tập trung các DN dệt nhuộm vào một điểm để quản lý môi trường. Chính phủ nên dành nguồn vốn ODA cho các dự án công trình trọng điểm xử lý nước thải, các bộ ngành rà soát, bãi bỏ văn bản pháp lý không còn phù hợp để tạo điều kiện cho DN phát triển...

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần sự chung tay của các doanh nghiệp đầu tàu!

Ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Da Giày Việt Nam tham luận tại hội thảo

Ảnh: Thanh Minh

Ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Da Giày Việt Nam - cho rằng, mặc dù là ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, song lâu nay, việc đáp ứng nguyên phụ liệu cho ngành da giày rất yếu. Hiện nguyên phụ liệu giày da mới đáp ứng 65-70%, giày thể thao 54-60%, túi xách 60-65%; thiết bị công cụ giày da chỉ khoảng 6-10%, giày thể thao 8-12%, túi xách 7-12%; về gia công phụ trợ thì giày da khoảng 1-3%, giày thể thao 3-5%... Khó khăn khi đầu tư vào CNHT da giày là nguồn vốn đầu tư rất lớn, từng DN sẽ không kham nổi khi đầu tư riêng lẻ, nguồn nhân lực làm chủ được các công nghệ mới trong ngành CNHT còn thiếu, các chính sách cho ngành CNHT thiếu cụ thể và chưa phát huy tác dụng…

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần sự chung tay của các doanh nghiệp đầu tàu!

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng:

Phải coi trọng thị trường trong nước, lấy thị trường toàn cầu làm mục tiêu phát triển, coi DN làm vai trò chủ thể quyết định sự thành công của phát triển kinh tế, CNHT; bởi DN có khả năng đầu tư công nghệ, tài chính, sản xuất, tìm kiếm thị trường. Nhà nước - thay vì chỉ kiểm soát, quản lý - cần phục vụ DN phát triển. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển CNHT, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp với hội nhập. Ngành CT các địa phương lựa chọn một số DN để phát triển CNTT, các DN này là hạt nhân để nhân rộng ra nhiều DN khác. Tăng cường liên kết DN trong và ngoài nước. Gắn kết cơ sở nghiên cứu khoa học với DN.

Ông Thuấn kiến nghị, Chính phủ cần xây dựng các chính sách hỗ trợ thiết thực, phù hợp; quy hoạch các địa điểm thành lập khu công nghiệp; đầu tư các công trình xử lý chất thải, nước thải... Về phía các DN, cần tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển ngành CNHT, ủng hộ chủ trương tập trung sản xuất tại các khu công nghiệp, ủng hộ việc mua nguyên vật liệu sản xuất trong nước cũng như ký hợp đồng hợp tác, hình thành các chuỗi.

Dưới góc độ nhà đầu tư nước ngoài có mặt tại Việt Nam, ông Yoonho Jang - Giám đốc Công ty điện tử Samsung Việt Nam - khẳng định: Chúng tôi luôn coi trọng và tìm kiếm các DN xuất sắc tại Việt Nam. Vai trò của DN Việt Nam rất quan trọng với sự phát triển của DN. Samsung luôn áp dụng các chính sách hỗ trợ đồng nhất với tất cả các nhà cung ứng trên toàn cầu, không phân biệt.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần sự chung tay của các doanh nghiệp đầu tàu!

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp tại hội thảo

Ảnh: Phạm Tiệp

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: CNHT ở Việt Nam đã tạo được những bước tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, CNHT phát triển không như kỳ vọng bởi nhiều nguyên nhân: Dung lượng thị trường nhỏ, đi sau phát triển sau, thiếu vốn, nhân lực, công nghệ, trình độ quản trị DN còn hạn chế... Phó Thủ tướng chỉ đạo: Chúng ta phát triển sau, vì thế rất cần sự hỗ trợ cũng như vai trò của các DN đầu tàu, tạo cầu nối để phát triển CNHT, có tâm huyết phát triển CNHT, ví dụ như Samsung.

Ngành CNHT còn nhiều thách thức trước cuộc cách mạng công nghệ thứ 4, cuộc cách mạng công nghệ số sẽ tạo ra những lợi ích to lớn cho các nước phát triển, tạo khoảng cách với các nước chưa phát triển, nếu không có sự đón đầu sẽ tạo thách thức lớn.

TIN LIÊN QUAN
Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: Những đề xuất, kiến nghị từ thực tiễn
Ngành da giày vẫn là ngành sản xuất công nghiệp chủ lực trong tương lai
Ngọc Thảo - Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.

Tin cùng chuyên mục

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ trưng bày, giới thiệu các vũ khí, trang thiết bị hiện đại được chế tạo trong nước.
Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Với 126 năm kinh nghiệm, Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực máy móc xây dựng.
Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động