Thứ sáu 22/11/2024 03:50

Phát huy thế mạnh vùng miền trong xây dựng nông thôn mới

Sáng 5/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021–2025

Còn khoảng cách chênh lệch lớn giữa các vùng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 7/2022, cả nước đã có 5.813/8.227 xã (70,7%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 2,4% so với cuối năm 2021; trong đó có 803 xã đạt nông thôn mới nâng cao, tăng 300 xã so với cuối năm 2021 và 94 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, tăng 51 xã; có 254 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt nông thôn mới; 18 tỉnh có 100% số xã đạt nông thôn mới; trong đó có 5 tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Toàn cảnh Hội nghị

Về kết quả thực hiện Chương trình OCOP, đến nay, đã có 63/63 tỉnh, thành phố đã tổ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Trong tổng số 8.340 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của 4.273 chủ thể, có 65,5% sản phẩm 3 sao, 33,3% sản phẩm 4 sao, 1% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 20 sản phẩm 5 sao. Sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, được người dân tín nhiệm.

Tuy nhiên, theo ông Ngô Trường Sơn - Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, kết quả đạt chuẩn nông thôn mới của một số vùng vẫn còn khoảng cách chênh lệch lớn. Điển hình như đồng bằng sông Hồng đạt 99,8%, Đông Nam Bộ 91,3% trong khi đó miền núi phía Bắc mới đạt 44,1%, Tây Nguyên 57,6%. Hiện vẫn còn 5 tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, có tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới dưới 30%. Đặc biệt, đến nay vẫn còn 16 huyện thuộc 12 tỉnh còn “trắng xã nông thôn mới”; trong đó, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa bình quân mới đạt 3,4 tiêu chí/xã.

Chất lượng đạt chuẩn và công tác duy trì bền vững kết quả của một số xã sau đạt chuẩn còn hạn chế, đặc biệt là tiêu chí môi trường, thu nhập, an ninh trật tự xã hội... Chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng sau khi đạt chuẩn ở một số địa phương đã có dấu hiệu xuống cấp do chưa được quan tâm, duy tu bảo dưỡng thường xuyên.

Bên cạnh đó, đến nay, còn 3 bộ, ngành chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí nông thôn mới và Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao cấp huyện, xã giai đoạn 2021-2025. Có 7 bộ, ngành chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung thành phần của chương trình. Bộ Tài chính chưa bản hành thông tư quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp… Dự toán chi tiết kinh phí sự nghiệp năm 2022 chưa được giao cho các bộ, ngành Trung ương và địa phương để triển khai thực hiện.

Ông Đinh Công Sứ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, tỉnh có cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia, nhưng việc lồng ghép thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia đối với tỉnh còn lúng túng. Mặc dù, tỉnh đã xác định lấy Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới làm trụ cột, các chương trình còn lại sẽ thực hiện theo tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Do đó, ông Đinh Công Sứ đề nghị, Trung ương sớm phân bổ nguồn lực, đặc biệt ưu tiên cho các tỉnh miền núi khó khăn để thực hiện cho các xã vùng III. Các bộ, ngành sớm hoàn thành việc ban hành văn bản hướng dẫn để các địa phương sớm triển khai đến tận cơ sở.

Lấy nông thôn mới nuôi nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu, đến năm 2025, chương trình phấn đấu có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí.

Cấp huyện có ít nhất 50% đạt chuẩn nông thôn mới; có khoảng 17-19 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - nhấn mạnh, lấy nông thôn mới nuôi nông thôn mới là cách mà Bộ sẽ cùng các địa phương tìm kiếm nguồn lực ngoài sự hỗ trợ của Trung ương. Với tư duy tìm kiếm giá trị chúng ta có, từ giá trị đó tạo ra nguồn lực, thu hút đầu tư của tư nhân, doanh nghiệp thì sẽ tạo ra sức bật mới.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, mỗi địa phương dựa vào đặc điểm của mình sẽ tạo ra sự đa dạng trong nông thôn mới. Trong thời gian vừa qua, mỗi địa phương đã nhìn ra được mình có cái gì và tích hợp, cộng hưởng những cái đó lại thành giá trị nông thôn mới.

“Nông thôn mới kiểu mẫu không phải là một mẫu. Kiểu mẫu là hình ảnh nông thôn mới có sự khác biệt. Chính sự khác biệt đó trở thành hình ảnh của mỗi địa phương và từ đó thu hút dòng người từ đô thị về nông thôn để trải nghiệm trải nghiệm đời sống nông thôn, hiểu hơn về người dân nông thôn, nông nghiệp”, ông Lê Minh Hoan cho hay.

Ông Lê Minh Hoan cũng cho biết, sau khi khởi động chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chia nhỏ những vấn đề cần làm, đặc biệt ở những khu vực đặc thù để có những tư vấn, hướng dẫn sâu thêm. Mỗi vùng đó, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có cách tiếp cận để mỗi địa phương thấy rằng dù khó khăn về hạ tầng nhưng họ có giá trị sinh thái, văn hóa cao… Làm sao kích hoạt được những giá trị văn đó chứ không chỉ trông mong vào nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng.

Về kết quả phân bổ vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 (bao gồm kế hoạch vốn năm 2021 chuyển sang) ở cấp trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ giao 27.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 3.000 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản dự kiến phương án phân bổ 9.632 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương còn lại của Chương trình giai đoạn 2021-2025 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Ở cấp địa phương, đến hết tháng 7/2022 đã có 40/51 địa phương trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết phân bổ nguồn vốn ngân sách trung ương được giao, trong đó, có 28 địa phương hoàn thiện các thủ tục phê duyệt dự toán chi tiết, phê duyệt dự án đầu tư để tổ chức thực hiện; 09 địa phương đã có Nghị quyết của HĐND tỉnh, đang thực hiện rà soát để giao kế hoạch cho các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc; 03 địa phương đã trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Còn 11/51 địa phương đang trong quá trình xây dựng Nghị quyết và dự kiến trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong tháng 8/2022.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024