Thứ sáu 15/11/2024 21:18

Phát huy hơn nữa vai trò khu kinh tế ven biển

Hiện nay, đưa khu kinh tế (KKT) ven biển phát triển hài hòa với tổng thể nền kinh tế, các vùng và địa phương đang là vấn đề được cơ quan quản lý nhà nước đặt ra và thúc đẩy hoàn thiện.
Lợi thế cảng nước sâu Nghi Sơn góp phần hội tụ các dự án lớn đến với Khu kinh tế Nghi Sơn. Ảnh Internet

Khẳng định với phóng viên Báo Công Thương, ông Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) - thừa nhận những tồn tại của các KKT ven biển thời gian qua, đồng thời cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển KKT biển, song trên thực tế, KKT ven biển chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh. Nguyên nhân một phần là bởi việc quy hoạch KKT biển còn nhiều bất cập, nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển còn hạn chế...

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số các dự án đầu tư tại KKT ven biển, có một số dự án lớn, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Điển hình như một số dự án tại KKT Nghi Sơn, KKT Vũng Áng, KKT Dung Quất gồm các nhà máy cơ khí nặng Doosan; nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, Vũng Áng; cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong... các dự án này đã tăng cường năng lực sản xuất công nghiệp nặng, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp khác có liên quan. Các KKT ven biển cũng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động.

Dù đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế, song theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc quy hoạch tại một số KKT ven biển còn chưa đáp ứng được yêu cầu, quá trình phát triển kinh tế, còn mang tính cục bộ, chưa được xem xét tổng thể lợi ích quốc gia và lợi ích vùng, địa phương. KKT chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách Trung ương để xây dựng kết cấu hạ tầng...

Để phát huy hơn nữa vai trò của các KTT ven biển, Chính phủ đã kiến nghị Bộ Chính trị xây dựng Đề án đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang), đồng thời chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan lập đề nghị xây dựng Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt báo cáo Chính phủ trình Quốc hội trong thời gian sớm nhất.

Hiện cả nước có 16 khu kinh tế ven biển được thành lập trên tổng diện tích mặt đất và mặt nước là 815 nghìn ha, thu hút được 254 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 42 tỷ USD và 1.079 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 805,2 nghìn tỷ đồng.
Chu Huỳnh

Tin cùng chuyên mục

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn 'khó' hút vốn ngoại