Phát huy hiệu quả nhãn hiệu tập thể "Nước mắm Nam Ô"

Thương hiệu “Nước mắm Nam Ô” đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận là nhãn hiệu tập thể. Tuy nhiên, để nhãn hiệu tập thể Nước mắm Nam Ô phát huy được giá trị nhãn hiệu, góp phần vào phát triển du lịch thì còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Nhãn hiệu tập thể- những băn khoăn trong quá trình sử dụng

Làng nghề nước mắm Nam Ô (Hòa Hiệp Nam – Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) đã có lịch sử hàng trăm năm. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, có những lúc tưởng chừng mai một, nhưng với những nỗ lực trong giữ nghề, phát triển nghề của người dân, làng nghề nước mắm Nam Ô đã hồi sinh trở lại.

Phát huy hiệu quả nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu "Nước nắm Nam Ô" là nhãn hiệu tập thể, tuy nhiên, chưa có quy định chung về việc sử dụng nhãn hiệu cũng như quản lý sử dụng nhãn hiệu

Ông Trần Ngọc Vinh – Chủ tịch Hội làng nghề nước mắm Nam Ô - cho biết, làng nghề hiện có 92 hộ làm nước mắm. Trong đó, có 62 hộ tham gia vào Hội làng nghề nước mắm truyền thống, 10 cơ sở quy mô lớn, 17 cơ sở đăng ký thương hiệu riêng, ba hợp tác xã và một doanh nghiệp. Nghề mắm đã tạo việc làm bền vững cho vài trăm lao động địa phương với mức thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng. Bình quân mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 200.000 lít nước mắm thành phẩm.

Sản phẩm nước mắm Nam Ô đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể theo Quyết định số 26266/QĐ-SHTT ngày 16/12/2009 và được gia hạn theo Quyết định số 1973/QĐ-SHTT ngày 9/1/2018. Với logo và nhãn hiệu tập thể, sản phẩm của làng nghề được tham gia quảng bá, giới thiệu đến người tiêu dùng trên cả nước.

Theo ông Bùi Thanh Phú – Giám đốc Công ty TNHH Mắm Hồng Hương (sản phẩm nước mắm Nam Ô Hương Làng Cổ), việc được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể cùng với việc nghề làm nước mắm Nam Ô được xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (năm 2019), đã tạo điều kiện, động lực để các hộ trong làng nghề không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà còn “chăm chút” xây dựng thương hiệu thông qua việc chủ động đổi mới mẫu mã, bao bì, đa dạng hoá thêm một số sản phẩm phụ đi kèm như mắm ruốc, mắm ngắn ngày, cá khô các loại… để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo ông Phú, hiện việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu nước nắm Nam Ô chưa chặt chẽ cũng như chưa có một quy định thống nhất về đặt tên sản phẩm, hay tiêu chuẩn chung về chất lượng sản phẩm. Ông Phú đề xuất cần có quy chế cụ thể cho các hoạt động của làng nghề; cũng như xây dựng chỉ dẫn địa lý cụ thể cho thương hiệu tập thể làng nghề.

Chủ tịch Hội làng nghề nước mắm Nam Ô – ông Trần Ngọc Vinh - mong muốn được thành phố hướng dẫn quy chế quản lý nhãn hiệu sản phẩm theo quy định để cho hộ sản xuất Hội làng nghề tuân thủ quy định và tạo hành lang pháp lý về sở hữu trí tuệ để các nơi sản xuất khác không thể lạm dụng nhãn hiệu của Hội làng nghề.

Phát huy hiệu quả nhãn hiệu tập thể
Giữ nghề làm nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch là định hướng được các hội viên làng nghề tích cực ủng hộ

Phát triển thương hiệu gắn với phát triển du lịch

Từ trước khi nghề làm nước mắm Nam Ô được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, người làng Nam Ô cũng đã có ý tưởng làm du lịch kết hợp giữ nghề. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch thời điểm đó chủ yếu mang tính tự phát, lẻ tẻ và chưa thể hiện vai trò mang lại kinh tế cho người dân Nam Ô.

Từ khi trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, để phát huy giá trị văn hóa và kinh tế của nghề làm nước năm Nam Ô, TP. Đà Nẵng đã phê duyệt Đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch TP. Đà Nẵng” với kinh phí gần 4,7 tỉ đồng với các mục tiêu cụ thể như đưa sản phẩm nước mắm Nam Ô trở thành sản phẩm du lịch, tăng thu nhập cho người làm nước mắm, xây dựng làng nghề trở thành điểm du lịch của thành phố, khai thác các tiềm năng di tích, phong cảnh cũng như các hoạt động văn hoá văn nghệ của địa phương…. Các đề án nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía người dân làng nghề.

Để phát triển du lịch làng nghề, ông Vinh mong muốn sẽ sớm có được một khu trưng bày sản phẩm chung cho các hội viên, để khách du lịch có thể đến tham quan, lựa chọn, mua sắm sản phẩm. Ngoài ra, hỗ trợ các hội viên trở thành một “hướng dẫn viên” du lịch trong chính nghề của mình, trực tiếp giới thiệu đến du khách quy trình làm nước mắm Nam Ô.

Ông Bùi Thanh Phú thì cho rằng, trong phát triển du lịch làng nghề còn nhiều khó khăn do làng Nam Ô là làng cổ, diện tích nhỏ, trong khi vừa kết hợp để ở, sản xuất và du lịch. Vì vậy, ông Phú mong muốn có thể có một nơi để sản xuất tập trung (theo hình thức thuê đất), từ đó, xây dựng mô hình kết nối sản xuất (tại điểm sản xuất) và du lịch trải nghiệm, giáo dục.gắn với các điểm di tích, trải nghiệm của làng. Du khách khi đến làng nghề có thể thong thả dạo biển, tham quan các điểm di tích, nghỉ ngơi và đi bộ trong làng, xem các hộ làm mắm… . "Nếu làm được điều đó, chính chúng tôi sẽ là những hướng dẫn viên cho du khách khách, thay vì mỗi đoàn đến tự phát lại chạy xe máy, ô tô ghé đến mỗi điểm, rồi “tiện đường” mua vài chai nước mắm mà không có điểm dừng chân, nghỉ ngơi và tham quan thực sự”, ông Phú nói.

Theo ông Nguyễn Hữu Thiết - Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, việc khôi phục và phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô luôn là một trong những nhiệm vụ hành động của quận Liên Chiểu. Trong thời gian tới, quận sẽ phối hợp với các hội viên làng nghề để khắc phục những khó khăn trong hoạt động du lịch làng nghề cũng như phát huy hiệu quả nhãn hiệu tập thể "Nước mắm Nam Ô" với mục đích tăng sản lượng tiêu thụ, duy trì chất lượng ổn định, tăng hội viên làng nghề, cải thiện đời sống cho các người dân, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, không chỉ là hộ gia đình làm nước mắm Nam Ô mà các hộ gia đình thuộc làng chài khu vực Nam Ô, Kim Liên (Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng).

Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng vừa tổ chức Hội thảo khoa học phát triển nhãn hiệu tập thể "Nước mắm Nam Ô", nhằm hỗ trợ các các hội viên của Hội Làng nghề Nước mắm Nam Ô phát huy hiệu quả nhãn hiệu tập thể.

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Đà Nẵng - ông Vũ Thị Bích Hậu - cho biết: Sở đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho UBND quận Liên Chiểu và Hội Làng nghề nước mắm Nam Ô phát triển nhãn hiệu tập thể nước mắm Nam Ô với mục tiêu quản lý và phát triển quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nước mắm Nam Ô, dự kiến thực hiện trong năm 2021-2022. Cùng với đó, nghiên cứu, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm có được sản phẩm mang vị truyền thống nhưng đạt các các tiêu chuẩn về chất lượng; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để xây dựng sản phẩm nước mắm Nam Ô trở thành sản phẩm du lịch; biên soạn tài liệu giới thiệu về làng nghề nước mắm Nam Ô và các di tích, lễ hội tại địa phương.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Công nhân được mua hàng 0 đồng, khám bệnh miễn phí

Đà Nẵng: Công nhân được mua hàng 0 đồng, khám bệnh miễn phí

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Bạc Liêu: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, nhiều dự án chậm tiến độ

Bạc Liêu: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, nhiều dự án chậm tiến độ

Thừa Thiên Huế: Kỷ niệm 15 năm Lăng Cô được vinh danh vịnh đẹp thế giới

Thừa Thiên Huế: Kỷ niệm 15 năm Lăng Cô được vinh danh vịnh đẹp thế giới

Trực tiếp khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng năm 2024

Trực tiếp khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng năm 2024

Hải Phòng: Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu sinh học với tổng đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng

Hải Phòng: Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu sinh học với tổng đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng

Cầu Bến Rừng gần 2.000 tỷ nối Quảng Ninh - Hải Phòng lỡ hẹn khánh thành?

Cầu Bến Rừng gần 2.000 tỷ nối Quảng Ninh - Hải Phòng lỡ hẹn khánh thành?

"Bí quyết" nào để Đồng Tháp duy trì Top 5 PCI 16 năm?

"Bí quyết" nào để Đồng Tháp duy trì Top 5 PCI 16 năm?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Dù nỗ lực nhưng Vĩnh Phúc vẫn tụt 7 bậc về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Dù nỗ lực nhưng Vĩnh Phúc vẫn tụt 7 bậc về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Thái Nguyên: Hỗ trợ hàng trăm tấn vật tư cho các hợp tác xã sản xuất chè hữu cơ

Thái Nguyên: Hỗ trợ hàng trăm tấn vật tư cho các hợp tác xã sản xuất chè hữu cơ

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt biển quảng cáo lớn tắt điện sau 22 giờ để tiết kiệm điện

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt biển quảng cáo lớn tắt điện sau 22 giờ để tiết kiệm điện

Nhiệt điện Nhơn Trạch trễ gây thiệt hại hơn 1000 tỷ: Bí thư Đồng Nai lo Tín Nghĩa thất thoát vốn

Nhiệt điện Nhơn Trạch trễ gây thiệt hại hơn 1000 tỷ: Bí thư Đồng Nai lo Tín Nghĩa thất thoát vốn

Bổ nhiệm ông Lý Vần Tải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Lai Châu

Bổ nhiệm ông Lý Vần Tải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Lai Châu

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Quảng Nam: Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Quảng Nam: Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Cao Bằng: Kịp thời ngăn chặn vụ giả mạo công an lừa đảo 300 triệu đồng

Cao Bằng: Kịp thời ngăn chặn vụ giả mạo công an lừa đảo 300 triệu đồng

Lai Châu: Phổ biến quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản đất hiếm đến người dân

Lai Châu: Phổ biến quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản đất hiếm đến người dân

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Thanh Hóa: Đấu giá thuyền vỏ sắt hút cát trái phép trên sông Bưởi

Thanh Hóa: Đấu giá thuyền vỏ sắt hút cát trái phép trên sông Bưởi

Xem thêm