Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP Thái Nguyên: Tạm giữ 15 ti vi nhập lậu tại 1 công ty thương mại |
Từu ngày 10-14/5, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) sẽ cấp 250 tấn phân hữu cơ vi sinh, 650 lít phân bón lá hữu cơ sinh học và thuốc bảo vệ thực vật sinh học cho 7 hợp tác xã sản xuất chè hữu cơ.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh cấp vật tư hỗ trợ cho Hợp tác xã chè trung du Tân Cương, Hợp tác xã trà và du lịch cộng đồng Tiến Yên. (Ảnh: K.N) |
Các hợp tác xã được hỗ trợ gồm: Hợp tác xã chè trung du Tân Cương, Hợp tác xã trà và du lịch cộng đồng Tiến Yên, Hợp tác xã chè Hảo Đạt thuộc TP. Thái Nguyên; Hợp tác xã chè Hải Yến, Hợp tác xã chè Nhật Thức, Hợp tác xã chè La Bằng thuộc huyện Đại Từ và Hợp tác xã chè Văn Hán thuộc huyện Đồng Hỷ.
Tổng số vật tư hỗ trợ gồm 250 tấn phân hữu cơ vi sinh, 500 lít phân bón lá sinh học và 150 lít thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Đây đều là các hợp tác xã đã và đang tiến hành sản xuất chè theo hướng hữu cơ với tổng diện tích 40ha.
Hàng trăm tấn vật tự hỗ trợ các hợp tác xã. (Ảnh: K.N) |
Cùng với hỗ trợ vật tư, Trung tâm Khuyến nông tỉnh còn phối hợp với ngành chức năng các huyện, thành phố tổ chức tập huấn cho người dân về quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ; tư vấn, hướng dẫn sử dụng phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học. Đồng thời cử cán bộ phụ trách các hợp tác xã đôn đốc nhân dân thực hiện nghiêm túc quy trình sản xuất.
Các hợp tác xã tham gia mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ phải tuân thủ nghiêm túc các quy định như: Chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại, ghi chép nhật ký canh tác… tuyệt đổi không sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, phân hóa học.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đang triển khai tiếp 7 mô hình sản xuất chè hữu cơ diện tích 40 ha với sự tham gia của 7 hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. (Ảnh: KN) |
Trao đổi với PV Báo Công Thương, ông Hà Trọng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên chia sẻ, khi sử dụng thuốc hóa học bừa bãi, nông dân tham gia sản xuất sẽ là người đầu tiên gánh chịu ảnh hưởng tới sức khỏe. Ảnh hưởng tiêu cực sẽ diễn ra âm thầm trong suốt quá trình từ chăm sóc, hái búp, sao chè cho tới đóng gói sản phẩm. Do đó, việc chuyển đổi theo hướng sản xuất an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ chính bà con sẽ là người đầu tiên hưởng lợi.
"Thực tế, qua 3 năm triển khai mở rộng diện tích và quy mô các hợp tác xã chè hữu cơ, hệ sinh thái các nương chè thay đổi rõ rệt, môi trường sản xuất và môi trường sống trong lành; cây chè khỏe, sinh trưởng tốt, năng suất ổn định, sản phẩm sạch; qua đó, nâng cao sức khỏe cho chính người lao động, sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội thông qua quá trình canh tác an toàn, thân thiện môi trường. Đặc biệt, những khu vực áp dụng mô hình chè hữu cơ dần trở thành các điểm tham quan du lịch sinh thái cho du khách cả nước khi đến với thủ phủ trà Thái Nguyên", ông Tuấn nhấn mạnh.