Thứ hai 23/12/2024 16:04

Phát hiện một số cây xăng đóng cửa, tạm ngưng hoạt động

Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), từ ngày 28/1/2022 đến nay, tại một số địa phương như Đồng Nai, An Giang, Hậu Giang đã phát hiện một số đơn vị kinh doanh đóng cửa, tạm ngưng hoạt động do nguồn cung không cung cấp kịp thời; tạm ngưng để sửa chữa hệ thống điện, phòng cháy chữa cháy và một số lý do khác.

Thực hiện nội dung chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Công điện số 517/CĐ-BCT về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu và sự chỉ đạo quyết liệt của UBND các tỉnh, thành phố liên quan đến lĩnh vực này, trong những ngày trước và sau dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, lực lượng QLTT cả nước đã thực hiện triệt để các nhiệm vụ được giao tại Công điện.

Cụ thể, tiến hành công tác quản lý địa bàn, biện pháp nghiệp vụ và phối hợp với các lực lượng chức năng trong Ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố (Công an, Sở Công Thương) giám sát các loại hình kinh doanh xăng dầu theo từng địa phương. Trong đó cụ thể có các phương án, kế hoạch để kiểm tra đột xuất ngay các đơn vị kinh doanh có dấu hiệu, hành vi găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu trong những ngày Tết.

Theo báo cáo nhanh của các địa phương, từ ngày 28/1/2022 đến nay, lực lượng QLTT trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, tại một số địa phương (Đồng Nai, An Giang, Hậu Giang) có phát hiện một số đơn vị kinh doanh đóng cửa, tạm ngưng hoạt động do nhiều nguyên nhân như nguồn cung không cung cấp kịp thời, lượng tiêu thụ xăng dầu của người tiêu dùng tăng cao do nhu cầu đi lại, không có đủ nhân lực để kinh doanh tại các cửa hàng...

Tại An Giang, ông Huỳnh Ngọc Hồ - Cục trưởng Cục trưởng Cục QLTT An Giang - cho biết, thời gian qua trước áp lực về nhu cầu tăng cao trong dịp Tết, nguồn cung không được đảm bảo, nhưng nhìn chung phần lớn các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn vẫn đảm bảo, duy trì hoạt động kinh doanh và đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, tuy nhiên qua đó cũng phát sinh một số trường hợp đóng cửa, tạm ngưng hoạt động, phần lớn đều thực hiện thủ tục tạm ngưng theo quy định.

Đơn cử như tại huyện Thoại Sơn, có 7 cửa hàng ngưng hoạt động do tình trạng không còn xăng để bán cho người tiêu dùng. Các cửa hàng này đã báo cáo về Phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện Thoại Sơn và Sở Công Thương tỉnh An Giang, với lý do hết xăng, nguồn cung không được cung cấp kịp thời. Tại huyện Phú Tân, có 5 cửa hàng ngưng hoạt động. Trong đó có doanh nghiệp xin nghỉ do lỗ chi phí; hoặc chỉ bán dầu… Cửa hàng của doanh nghiệp xăng dầu Hiệp Vinh hiện chỉ bán dầu, do Công ty Petrolimex An Giang thông báo nguồn xăng không đủ giao và ngày 8/2 mới giao xăng trở lại. Tại huyện Châu Thành, QLTT An Giang cũng phát hiện 5 trường hợp ngừng bán, do hết xăng, nguồn cung không được cung ứng kịp thời.

Trong khi đó, theo báo cáo nhanh của Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh, 548 cửa hàng kinh doanh xăng dầu đến thời điểm báo cáo đang kinh doanh bình thường. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Cục trưởng Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh, qua công tác giám sát, nắm tình hình trên địa bàn thành phố hiện có một số cây xăng tạm ngưng hoạt động, với lý do thiếu xăng Ron 95 để bán, tạm ngưng để sửa chữa hệ thống điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy và một số lý do khác.

Cụ thể, tại trạm xăng dầu Phú Định K26 (phường 16, quận 8) có kéo rào không bán lẻ xăng cho khách vãng lai. Theo Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh, làm việc với quản lý cửa hàng, do bồn chứa xăng hiện còn ít, chỉ đủ cung cấp cho các xe có ký hợp đồng với đơn vị nên đơn vị phải kéo rào để khách vãng lai không vào mua xăng. Đến sáng ngày 8/2, xăng mới được cấp trở lại bình thường cho trạm xăng này. Hay tại một số cây xăng của Công ty TNHH TMDV Biên Khoa, ngưng kinh doanh xăng do nguồn cung hạn chế nên xăng về chậm. Doanh nghiệp này cũng cho biết, sáng ngày 8/2/2022, xăng sẽ về đến cửa hàng bán bình thường. Cửa hàng xăng dầu Z11 (phường Trung Mỹ Tây, quận 12), ngưng kinh doanh xăng dầu với lý do đang sửa hệ thống PCCC của cửa hàng bị hỏng. Công ty này đã có văn bản báo cáo lên Sở Công Thương.

Trước thực trạng trên, ngay trong sáng ngày 8/2/2022, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - bà Phan Thị Thắng - đã chủ trì họp, thành phần tham dự có Sở Công Thương, Cục QLTT thành phố và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn đã đánh giá nguồn cung ứng xăng dầu và tình hình kinh doanh trên địa bàn ổn định, đồng thời trao đổi các giải pháp nhằm ổn định tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.

Bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, lực lượng QLTT cũng tuyên truyền, phổ biến nội dung Công điện và yêu cầu các đơn vị kinh doanh xăng dầu ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.

Tổng cục QLTT cho biết, trong những ngày tới, lực lượng QLTT tiếp tục theo dõi, giám sát, tiến hành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Công Thương.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có công điện yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đơn vị nào găm hàng chờ tăng giá. Với những cửa hàng, cây xăng phải đóng cửa vì lý do chính đáng như hết xăng, Bộ Công Thương sẽ phối hợp điều phối, cung ứng.

Nguồn cung xăng dầu trong nước bắt đầu khan hiếm từ trước Tết, sau khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn phải cắt giảm công suất từ 105% xuống 80% do những khó khăn về tài chính. Việc nhà máy này chưa hoạt động được toàn bộ công suất ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025