Thứ tư 20/11/2024 15:33

“Phao cưu sinh” của doanh nghiệp

Một trong những giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh (SXKD) và tăng trưởng trong bối cảnh hậu dịch bệnh Covid- 19 được Bộ Công Thương đề cập đến là khơi thông thị trường nội địa. Đây là bài toán bắt buộc trong bối cảnh dịch vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, khiến đầu ra cho xuất khẩu (XK) gặp khó. PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tập trung kết nối với hệ thống phân phối trong nước để giải phóng một lượng lớn hàng hóa, giảm áp lực cho XK trong giai đoạn gặp khó khăn do dịch bệnh Covid- 19. Ông nhận định như thế nào về hoạt động này?

Thời gian qua, chúng ta đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động XK, đặc biệt là XK các mặt hàng nông sản. Việc chủ động, kịp thời điều chỉnh nguồn hàng lên biên giới cũng như bố trí, kết nối giữa các vùng sản xuất với các hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trong nước đã được Bộ Công Thương triển khai nhanh nhạy, kịp thời, đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ hàng hóa, nông sản của các vùng sản xuất. Trong điều kiện khó khăn, việc hạ giá bán, hay kết nối với hệ thống bán buôn, bán lẻ trong nước để tiêu thụ hàng cho các vùng sản xuất, giúp doanh nghiệp (DN) thu hồi được vốn, thậm chí có lãi là một điều đáng mừng. Đặc biệt, sự điều phối kịp thời của Bộ Công Thương đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng (NTD) về các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá.

Ở chiều ngược lại, ông đánh giá thế nào về việc kết nối nguyên, vật liệu đầu vào, giúp hoạt động SXKD của DN không bị “đứt gãy”, sớm phục hồi sau dịch của Bộ Công Thương, thưa ông?

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nguồn cung thiếu thốn, việc tự tìm kiếm vật tư, nguyên liệu của DN trong nước rất khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, Bộ Công Thương đã rất nỗ lực tìm kiếm nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu đầu vào cho SXKD của DN, đồng thời khơi thông đầu ra tại thị trường truyền thống. Cụ thể như: Đề nghị mở cửa biên giới Việt - Trung để hàng hóa thông quan; xem xét, khơi thông thị trường nguyên, vật liệu đầu vào với các nước như: Nhật Bản, Đài Loan… để từ đó có nguồn đầu vào tốt hơn. Bộ Công Thương cũng phối hợp với các bộ, ngành, đại sứ quán, thương vụ các nước tìm hiểu và chỉ dẫn nguồn đầu vào thay thế cũng như định hướng đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào, đáp ứng nhu cầu của DN. Theo tôi, việc này cần được phát huy thời gian tới để chúng ta không bị phụ thuộc nguyên, phụ liệu quá nhiều vào một thị trường.

Trong điều kiện chưa thể phục hồi thị trường quốc tế do nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhiều ý kiến cho rằng, việc mở cửa thị trường nội địa sẽ là “phao cứu sinh” cho DN lúc này. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Thời gian qua, rất nhiều mặt hàng của Việt Nam mới chỉ chú trọng đến XK mà chưa để tâm đến thị trường trong nước. Trong khi đó, tôi nhận thấy, NTD rất muốn tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam có xuất xứ rõ ràng, chứ không phải quan điểm hàng ngoại tốt hơn hàng nội.

Việc quay trở lại thị trường nội địa là bài toán bắt buộc khi thị trường thế giới đang có nhu cầu chi tiêu chững lại. Nhưng đây không chỉ là bài toán trước mắt, các cơ quan quản lý và DN cần coi đây là bài toán lâu dài. Bởi rõ ràng, cần giữ vững thị trường nội địa thì từ đó mới có cơ sở, có thế, có lực để đi ra thị trường thế giới.

Chinh phục thị trường nội địa sẽ giúp doanh nghiệp phục hồi

Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi. Cần nhìn lại thị trường nội địa, để tận dụng được thị trường 100 triệu dân Việt Nam. Khi DN xác định đây là bài toán đường dài thì họ mới bỏ chi phí đầu tư, khảo sát thị trường, đưa ra những loại hàng hóa phù hợp, chinh phục NTD Việt Nam.

Về phía cơ quan quản lý, cần phát động ngay tháng cao điểm Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hay “Người Việt Nam tự hào dùng hàng Việt Nam”... Với thị trường gần 100 triệu dân, đây sẽ là “bệ đỡ” vững chắc cho những nỗ lực “đứng lên” của cộng đồng DN trên sân nhà. Cùng với đó, Bộ Công Thương nên đẩy mạnh kết nối hệ thống phân phối trong nước để giải phóng được khối lượng hàng hóa lớn, đặc biệt là nông sản, giảm áp lực cho XK. Giúp DN phục hồi sản xuất và tăng trưởng.

Xin cảm ơn ông!

Nhờ triển khai các giải pháp của Bộ Công Thương, DN không chỉ vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi sản xuất, tạo tiền đề tăng trưởng trong thời gian tới.
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp 'trồng người'

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan

Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Mông Cổ

Khai mạc Tuần lễ số quốc tế Việt Nam 2024

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là đòi hỏi bức thiết

Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế tại Hội nghị G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo toàn cầu

Có nên bỏ quy định các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại nhà, đất?

Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo về sắp xếp bộ máy tinh gọn tại các cơ quan Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương

Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội làm việc tại TP. Hải Phòng

Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ giáo dục