Thứ hai 18/11/2024 07:16

Phân cấp thực hiện 16 dự án, dự án thành phần đường cao tốc cho UBND cấp tỉnh

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 17/2022/QĐ-TTg ngày 28/7/2022 phân cấp thực hiện các dự án, dự án thành phần đầu tư các đoạn tuyến đường bộ cao tốc.

Theo đó, phạm vi điều chỉnh là các dự án, dự án thành phần đầu tư các đoạn tuyến đường bộ cao tốc theo hình thức đầu tư công thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Chương trình), trừ các dự án, dự án thành phần do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản.

Về nguyên tắc, yêu cầu của phân cấp, Quyết định nêu rõ: Phân cấp triệt để cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đề xuất, đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý sau khi đã sử dụng tối đa năng lực của Bộ Giao thông vận tải.

Các tuyến cao tốc được phân chia thành các dự án thành phần và phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản theo địa giới hành chính. Trường hợp ranh giới, địa giới hành chính nằm giữa các vị trí công trình cầu, hầm hoặc nút giao thì toàn bộ công trình cầu, hầm hoặc nút giao sẽ thuộc về một dự án thành phần.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký quyết định phân cấp 16 dự án, dự án thành phần đầu tư đường cao tốc trên cả nước (ảnh minh họa)

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp làm cơ quan chủ quản: Bố trí vốn đầu tư (kể cả trong trường hợp phát sinh tăng tổng mức đầu tư) để hoàn thành dự án đúng tiến độ; bảo đảm đáp ứng đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý hoặc có biện pháp tăng cường bảo đảm đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý thực hiện các dự án, dự án thành phần đáp ứng tiến độ và chất lượng yêu cầu theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm toàn diện trong việc triển khai dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả, khả thi, đồng bộ.

Quyết định nêu rõ, phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản các dự án, dự án thành phần đầu tư các đoạn tuyến đường bộ cao tốc theo hình thức đầu tư công thuộc Chương trình. Tổng số có 16 dự án, dự án thành phần.

Cụ thể, với Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1: UBND tỉnh Khánh Hòa là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 1; Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 2; UBND tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 3.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1: UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 1; Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 2; UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 3.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1: UBND tỉnh An Giang là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 1; UBND thành phố Cần Thơ là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 2; UBND tỉnh Hậu Giang là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 3; UBND tỉnh Sóc Trăng là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 4.

Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1: UBND tỉnh Đồng Tháp là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 1; UBND tỉnh Tiền Giang là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 2.

Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1 (đoạn qua tỉnh Tuyên Quang): UBND tỉnh Tuyên Quang là cơ quan chủ quản.

UBND tỉnh Hà Giang là cơ quan chủ quản dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1 (đoạn qua tỉnh Hà Giang)

UBND tỉnh Hòa Bình là cơ quan chủ quản dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu(đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình):

UBND tỉnh Nam Định là cơ quan chủ quản Dự án đầu tư cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định trên tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Phó Thủ tướng

Tin cùng chuyên mục

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn 'khó' hút vốn ngoại