Thứ hai 23/12/2024 04:45

PGS.TS Ngô Trí Long: 2022 là năm “dị thường” của hoạt động kinh doanh xăng dầu

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, 2022 là năm “dị thường” của hoạt động kinh doanh xăng dầu. Do đó, tác động không nhỏ tới việc điều hành thị trường của cơ quan quản lý

Thưa ông, sự biến động khó lường của thị trường xăng dầu thế giới đã tác động như thế nào đối với thị trường trong nước, ông đánh giá như thế nào về việc điều hành giá xăng dầu thời gian qua?

PGS.TS Ngô Trí Long: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, một vật tư quan trọng cho nên mỗi sự biến động dù là nhỏ nhất của mặt hàng này đều tác động tới toàn bộ nền kinh tế, xã hội Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung. Chính vì vậy, cho nên tất cả các quốc gia đều rất coi trọng vấn đề an ninh năng lượng, trong đó có an ninh về xăng dầu.

Thời gian qua, thị trường xăng dầu biến động rất khó lường với nhiều yếu tố tác động, trong đó có nhiều yếu tố không thể dự báo trước. Không ai ngờ được hàng hóa, sản phẩm vật tư chiến lược quan trọng nhất lại có thời điểm như tháng 4/2020 giá xăng dầu giao sau của thế giới giảm xuống mức -36 USD/thùng. Đây là điều chưa từng có tiền lệ trên thế giới.

PGS.TS Ngô Trí Long: 2022 là năm “dị thường” của hoạt động kinh doanh xăng dầu

Thêm nữa, năm 2022 thị trường xăng dầu lại có sự biến động “dị thường” do rất nhiều yếu tố tác động như: Khủng hoảng, mâu thuẫn giữa các nước sản xuất xăng dầu; do xung đột địa chính trị giữa Nga và Ukraine làm cho nguồn cung cầu mất cân đối rất nghiêm trọng…

Với những lý do kể trên đã tác động rất lớn đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước, đặc biệt đối với những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối. Tôi có thể khẳng định, năm 2022 là một năm “dị thường” của hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước. Cũng chính từ sự dị thường này đã tác động không nhỏ tới công tác điều hành thị trường của các cơ quan quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, tôi đánh giá công tác điều hành giá xăng dầu trong thời vừa qua của các bộ ngành đã có nhiều nỗ lực, kịp thời, phù hợp, đảm bảo nguồn cung và khả năng chấp nhận của nền kinh tế.

Theo kiến nghị của các doanh nghiệp thì cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay đang có vấn đề, để doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu duy trì hoạt động và có lãi thì việc tính đúng, tính đủ các chi phí có ý nghĩa thế nào, thưa ông?

PGS.TS Ngô Trí Long: Hiện nay giá xăng dầu do nhà nước quy định, trong cơ cấu giá xăng dầu có 9 yếu tố, trong đó có yếu tố chi phí kinh doanh. Trong chi phí kinh doanh thì lợi nhuận của người bán nếu được tính toán một cách hợp lý, đảm bảo có lợi nhuận thì các hoạt động sẽ ổn định và bình thường.

Chi phí kinh doanh và premium là hai yếu tố cấu thành nên giá xăng dầu cơ sở. Tuy nhiên, quy định về chi phí kinh doanh hiện nay đã lạc hậu, rất thấp, được thay đổi từ năm 2014 đến nay đã 8 năm. Khi chi phí kinh doanh không hợp lý, tức là không bù đắp được chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ thua lỗ.

Chính vì thua lỗ như vậy nên việc chiết khấu cho các đại lý cũng thấp đi. Đối với các đại lý bán lẻ, việc chiết khấu thấp sẽ không đủ đảm bảo mức lãi và khi họ lỗ quá nhiều thì sẽ ngừng kinh doanh.

Còn premium là phần thưởng hay gọi là lợi nhuận của người bán, trong Nghị định 95 đã quy định rất rõ nhưng hiện không thay đổi, vẫn để mức thấp, doanh nghiệp không có lãi. Khi doanh nghiệp không có lãi thì sẽ không nhập hàng và bên bán cũng sẽ không bán, bên mua cũng không mua được.

Chính vì vậy tạo cho nguồn cung khó khăn, các đại lý, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không có lãi, đây là vấn đề mấu chốt. Bộ Công Thương mặc dù đã phát hiện ra vấn đề, tìm ra nút thắt và đã có đến 4 lần kiến nghị Bộ Tài Chính về điều chỉnh chi phí kinh doanh xăng dầu, nhưng Bộ Tài chính vẫn chần chừ chưa thay đổi, mãi tới kỳ điều hành gần đây nhất mới quyết định điểu chỉnh dẫn đến những hệ lũy không đáng có.

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải kinh doanh theo nguyên tắc tuân thủ đúng pháp luật của nhà nước

Vậy với những diễn biến khó lường của thị trường xăng dầu vừa qua, chúng ta cần rút ra những bài học như thế nào, và ông có những khuyến nghị gì với cơ quan quản lý nhà nước để điều hành thị trường ổn định hơn?

PGS.TS Ngô Trí Long: Những vẫn đề kể trên chúng ta cần rút ra bài học là bản thân cơ quan điều hành phải theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước và thế giới để điều phối một cách nhịp nhàng.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần phải theo sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để điều hành linh hoạt hơn. Ví dụ như là chi phí kinh doanh và premium như tôi nói phía trên phải tính đúng, tính đủ, bù đắp cho doanh nghiệp. Bởi nếu không đủ bù đắp cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ không có lãi, dẫn đến việc hoạt động ít hơn, không đáp ứng được nhu cầu của tiêu dùng.

Một vấn đề nữa là sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cần phải nhuần nhuyễn, hiệu quả hơn nữa. Trách nhiệm của các bộ, ngành trong quản lý, điều hành thị trường xăng dầu đã được quy định rất rõ trong Nghị định số 83 cũng như Nghị định số 95. Chủ trì là Bộ Công Thương, nhưng trong đó mỗi bộ, ngành phải có trách nhiệm nhất định. Ví dụ vấn đề về vấn đề thuế, phí lại là trách nhiệm của Bộ Tài chính.

Điều hành xăng dầu trong thời gian tới là thách thức lớn, không hề đơn giản. Bởi giá thế giới luôn biến động, mà đây lại là mặt hàng nhạy cảm, mặt hàng chiến lược, cho nên nếu điều hành không hiệu quả thì chắc chắn sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy.

Chính vì vậy, sự phối hợp giữa các cơ quan điều hành phải thật chặt chẽ và quyết liệt hơn. Đồng thời, do giá thế giới thay đổi bất thường, liên tục cho nên cách điều hành của cơ quan quản lý nhà nước phải linh hoạt, nhạy bén, phải làm tốt công tác dự báo về xu hướng, diễn biến của giá để điều hành cho tốt.

Với cơ quan quản lý nhà nước thì như vậy, còn đối với doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải kinh doanh theo nguyên tắc tuân thủ đúng pháp luật của nhà nước.

Ngoài ra, đây là một lĩnh vực giá cả luôn biến động, có sự rủi ro rất lớn cho nên doanh nghiệp phải có những công cụ, hay những phương pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh xăng dầu. Đồng thời, phải có năng lực, không chỉ về tài chính mà còn cần năng lực dự báo về biến động giá để phòng ngừa rủi ro, tránh gây những hệ lụy, những tác động xấu đối với bản thân doanh nghiệp và thị trường.

Xin cảm ơn ông!

Hoàng Lan (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Kinh doanh xăng dầu

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/12 và tuần qua: Gạo các loại biến động mạnh, lúa tươi quay đầu

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (22/12): Vàng nhẫn tiếp tục "vượt mặt" vàng miếng

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Nhiều tỉnh thiết lập bảng giá mới, đạt 68.000 đồng/kg

Giá bạc hôm nay 22/12/2024: Bạc phục hồi trở lại sau nhiều phiên giảm liên tiếp

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 22/12/2024: Đồng Yên Nhật “chợ đen” tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay 22/12/2024: Đồng USD quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay 22/12/2024: Giá dầu giảm 3% trong tuần

Giá vàng hôm nay 22/12/2024: Tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay giảm nhẹ

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm

Dự báo giá vàng ngày mai 22/12/2024: Xu hướng tăng vẫn bị chi phối

Dự báo giá cà phê ngày mai 22/12/2024: Giá cà phê có thể tăng trở lại

Dự báo giá tiêu ngày mai 22/12/2024: Giá tiêu trong nước chuyển biến tăng sau nhiều phiên giảm

Giá vàng chiều nay 21/12/2024: Vàng nhẫn tăng vọt, vượt xa vàng miếng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 21/12: Gạo quay đầu nhích nhẹ, lúa tươi vững giá

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (21/12): Tiếp tục giảm sâu

Giá heo hơi hôm nay 21/12/2024: Đồng loạt giữ giá trên cả nước

Giá bạc hôm nay 21/12/2024: Bạc nối đà giảm 3 phiên liên tiếp

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 21/12/2024: Đồng Yên Nhật trượt xuống mức thấp kỷ lục