Thứ hai 18/11/2024 06:20

PC Thái Bình: Tiện ích hơn, năng suất hơn nhờ chuyển đổi số

Việc chuyển đổi số thành công thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dịch vụ khách hàng, quản lý, vận hành, kinh doanh hệ thống điện không những mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng mà còn giúp Công ty Điện lực Thái Bình (PC Thái Bình) nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa chi phí.

Số hóa dữ liệu

Lợi ích đầu tiên và thấy rõ mà công ty nhận được khi thực hiện chuyển đổi số là trong công tác quản trị dữ liệu khách hàng. Theo đó, trước kia công ty phải xử lý một lượng lớn hợp đồng mua bán điện nên việc quản lý, lưu trữ, tìm kiếm thông tin khách hàng gặp nhiều khó khăn. Nhưng đến nay 82,59% hợp đồng mua bán điện sinh hoạt và 75,38% hợp đồng mua bán điện ngoài sinh hoạt đã được số hóa, dự kiến đến hết năm 2021 công ty sẽ đạt 100% hợp đồng mua bán điện được số hóa. Điều này sẽ giúp công ty giảm bớt khâu quản lý hồ sơ hợp đồng mua bán điện theo phương pháp truyền thống, giúp tra cứu thông tin của khách hàng thuận lợi, dễ dàng hơn. Các dữ liệu này luôn có sẵn trên hệ thống quản lý, giúp lãnh đạo đơn vị ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo nhanh chóng và thông suốt.

Song song với đó, PC Thái Bình cũng đã thực hiện xong việc chuẩn hóa làm sạch dữ liệu 903 bộ hồ sơ của cán bộ công nhân viên - người lao động (CBCNV-NLĐ) trên Hệ thống quản lý nguồn nhân lực (HRMS). Ngoài ra trong công tác kiểm tra, giám sát mua bán điện, theo đó 100% hồ sơ truy thu, bồi thường/thoái hoàn, hồ sơ CRM đã được số hóa. Kết quả cho thấy , công tác số hóa đã giúp Công ty kiểm soát từng bước, số lượng khách hàng, chi tiết, cụ thể khách hàng đã được kiểm tra, tính toán trực tiếp trên hệ thống. Cụ thể như những khách hàng sai mục đích sử dụng điện, khách hàng vi phạm số hộ dùng chung, khách hàng sử dụng TBA non tải, truy thu công tơ cháy kẹt… Kết quả tính toán đã được liên kết với hệ thống báo cáo trên chương trình Hệ thống thông tin quản lý khách hàng sử dụng điện (CMIS) 3.0 và tổng hợp báo cáo sẽ được thực hiện ký số trên hệ thống CMIS 3.0…

Lắp công tơ điện tử tới từng ngõ phố

Trong khi đó, để thu thập dữ liệu từ xa, hiện PC Thái Bình đã chuẩn hóa lại toàn bộ dữ liệu của các hệ thống đo xa theo đúng dữ liệu của CMIS 3.0. Bên cạnh đó, công ty đã triển khai phần mềm quản lý máy biến áp với 100% số liệu của các TBA đã được cập nhật đầy đủ. Cùng với đó là sổ nhật ký vận hành điện tử cũng đã được đưa vào thực hiện cũng như thực hiện đồng bộ dữ liệu đo xa, các dữ liệu quản lý vận hành của trung tâm điều khiển xa (TTĐKX) với chương trình quản lý nguồn điện và lưới điện (PMIS) theo đúng kế hoạch của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.

Đồng thời công ty cũng đã chủ trì công tác lắp đặt 995 modem 3G của hệ thống đo xa Hữu Hồng để thay thế cho hệ thống đo xa AMIONE chuyển dữ liệu về EVNHES. Cùng với đó tỷ lệ thu thập đo xa đầu nguồn trạm 110kV của công ty cũng đã đạt 96,67% và tỷ lệ thu thập đo xa sau của trạm biến áp công cộng (TBACC) cũng đã đạt 96,09%.

Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Đến nay, PC Thái Bình đã cung cấp 12/12 dịch vụ điện cấp độ 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia, tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng qua website chăm sóc khách hàng, ứng dụng zalo... để khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ về điện mọi lúc, mọi nơi trên nền tảng điện thoại di động, và tăng tính tương tác giữa hai bên. Từ nhiều năm nay, đơn vị đã quan tâm mở rộng liên kết thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt với các ngân hàng và đối tác trung gian khác trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho khách hàng có thêm nhiều hình thức thanh toán. Đã có 11 ngân hàng, 8 đối tác trung gian thực hiện việc thu hộ tiền điện.

Tương tác với khách hàng trên không gian số cũng đã mang lại hiệu quả và uy tín cho công ty. Chính nhờ những dịch vụ, tiện ích mang lại, số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ điện trực tuyến ngày càng tăng, đồng thời tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc khách hàng, nhất là trong thời điểm phòng, chống dịch Covid-19.

Khánh thành Trung tâm điều khiển xa

Không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, công tác chuyển đổi số đã giúp cho công ty quản trị tài chính doanh nghiệp được tốt hơn, chuyên nghiệp và chính xác hơn. Theo đó, công ty đã chuyển đổi số của 7 quy trình lĩnh vực tài chính kế toán. Và từ ngày 01/10/2021, công ty đã vận hành chính thức phần mềm số hóa các quy trình thuộc lĩnh vực tài chính kế toán 5 quy trình. Kết quả cho thấy việc số hóa đã giảm thiểu thời gian luân chuyển, kiểm soát, ký các loại chứng từ không giới hạn về không gian và thời gian; giúp cho việc lưu trữ, tìm kiếm hồ sơ chứng từ được thuận tiện và gọn nhẹ; quá trình tổng hợp, phân tích số liệu nhanh chóng, rõ ràng. Mặt khác các biểu mẫu được chuẩn hóa, đồng bộ, thống nhất về mặt hình thức, cấu trúc; các dữ liệu được kế thừa từ các phần mềm: HRMS, CMIS, Quản lý đầu tư xây dựng (IMIS), Hệ thống quản trị doanh nghiệp (ERP) giúp dữ liệu được liên kết, giảm thời gian nhập liệu…

Một bước quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của PC Thái Bình nữa là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác vận hành hệ thống điện. Cụ thể, triển khai việc kết nối các thiết bị đóng cắt trên lưới (Recloserm LBS) về Trung tâm điều khiển xa tại công ty, PMIS, chương trình tính toán mô phỏng lưới điện PSS/ADEPT 5.0, phần mềm quản lý mất điện (OMS) và giám sát an toàn (ECP), chương trình quản lý bản đồ lưới điện (GIS), triển khai ứng dụng Flycam trong công tác kiểm tra lưới điện trung áp... đã mang lại hiệu quả cao, giảm được thời gian mất điện của khách hàng, giảm chi phí vận hành hệ thống, nâng cao năng suất lao động, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và bảo đảm vận hành lưới điện an toàn và ổn định.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, việc ứng dụng và khai thác triệt để hệ thống văn phòng điện tử số (E-Office) đã được công ty thực hiện và mang lại hiệu quả. Đến nay 100% CBCNV cán bộ lãnh đạo của công ty được cấp chữ ký số, thực hiện ký số 100% văn bản nội bộ, văn bản đi và được áp dụng trong các ứng dụng quản lý nội bộ, giao dịch nội bộ trong toàn đơn vị; 100% các cuộc họp không sử dụng giấy tờ và số hóa 100% chế độ báo cáo định kỳ.

Với những nỗ lực và quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, thời gian tới đơn vị sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo, tích hợp công nghệ số vào mô hình quản trị sản xuất, kinh doanh, quản lý kỹ thuật, góp phần quan trọng vào lộ trình chuyển đổi số của ngành điện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động một cách toàn diện.

Thu Hường - Kim Xuyến
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Saigon Co.op khai trương đại siêu thị Co.opXtra Tạ Quang Bửu

PV GAS CNG lần thứ 2 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Thách thức và cơ hội của BSR với "chính sách, thị trường và xu thế mới trong kinh doanh xăng dầu"

Triển khai quản trị rủi ro tại PV Power: Hiệu quả - bền vững

PVOIL hướng đến ứng dụng AI trong nghiên cứu khoa học và công việc

TTC Hospitality lần thứ 2 được vinh danh Doanh nghiệp vì cộng đồng

Phân bón Cà Mau: Xe máy, nhẫn vàng sẵn sàng chờ nông dân trúng giải

PV GAS tiếp tục tỏa sáng tại giải Marathon Cà Mau 2024 – Cúp Petrovietnam

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận (BPG) tiên phong kiến tạo nguồn nguyên liệu bền vững

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia và EVNGENCO2

EVNHANOI khuyến cáo các hộ kinh doanh không tận dụng tủ điện để dán quảng cáo, rao vặt

Công đoàn Cơ quan Tập đoàn tham quan mô hình thực hiện tốt VHDN và 5S tại PV GAS CA MAU

Tân Hiệp Phát 13 năm nỗ lực tiếp lửa sáng tạo để các tài năng trẻ khoa học phụng sự xã hội

PV GAS hỗ trợ xây dựng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Cảm Nhân, tỉnh Yên Bái

Hiện thực hóa giấc mơ ''an cư'' cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Bamboo Capital và hành trình 13 năm phát triển bền vững, kiến tạo giá trị cho cộng đồng

EVNHANOI đột phá trong an toàn lao động nhờ chuyển đổi số

ICD Tân cảng Sóng Thần lọt vào top 10 công ty đại chúng quản trị tốt

Nhìn lại hành trình của Chủ tịch tập đoàn đa ngành BIM Group Đoàn Quốc Việt