Thứ hai 25/11/2024 11:01

PC Hòa Bình: Tỏa sáng vùng cao

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách của một tỉnh miền núi phía Bắc, sau 25 năm thành lập, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã góp phần làm thay đổi diện mạo đời sống nông thôn của vùng cao Hòa Bình, với 100% số thôn, bản có điện, tỷ lệ hộ dân có điện đạt 99,8%.

Vượt qua khó khăn

Là cán bộ gắn bó với công ty từ những ngày đầu thành lập, ông Lương Văn Phương - Phó giám đốc PC Hòa Bình - cho biết: Giai đoạn đầu mới thành lập (tháng 1/1992), toàn tỉnh chỉ có 1 trạm 110kV, 4 trạm trung gian, 340,7km đường dây trung thế, 70km đường dây hạ thế, 59 trạm biến áp phân phối cấp điện cho 55 xã, phường/thị trấn, tổn thất điện năng lên tới 19,87 %, điện thương phẩm chỉ đạt 42,574 triệu kWh. Số khách hàng dùng điện toàn tỉnh chỉ có 4.191, số hộ có điện chiếm tỷ lệ 38,8%.

"Thời điểm đó đa số các công trình điện được tiếp nhận từ các xã trong tỉnh đã xuống cấp, chủ yếu là cột tre, nứa, dây dẫn điện hỗn tạp, thậm chí có những đoạn người dân dùng bằng tanh ở lốp xe đạp để dẫn điện. Trong khi đó, hầu hết các huyện của tỉnh thuộc diện vùng cao, vùng sâu, vùng xa, dân cư phân bố rải rác, không đều, địa hình đi lại bị chia cắt bởi sông, núi, vùng hồ sông Đà - đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển của ngành điện” - ông Phương chia sẻ.

Sau khi tái lập tỉnh, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và địa phương, cơ sở hạ tầng lưới điện đã phát triển vượt bậc. Đến nay, trên 98% hộ dân trên địa bàn đã có điện phục vụ sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, mở mang văn hoá, từng bước đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu.

Đưa điện đến tận thôn, bản

Với sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước và địa phương, giai đoạn 2002 - 2007, ngành điện đã tập trung cải tạo, nâng cấp, làm mới hệ thống lưới điện, tăng cường chống quá tải, mở rộng mạng lưới phục vụ, nâng cao chất lượng nguồn điện và bảo đảm an toàn cho cả hệ thống. Điện đã đưa đến các thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng hồ sông Đà như: xã Thung Nai, Bình Thanh (Cao Phong), Hiền Lương (Đà Bắc), Ngòi Hoa (Tân Lạc), Vầy Nưa (Đà Bắc), Tân Mai (Mai Châu)… đáp ứng niềm mong mỏi bao năm của đồng bào.

Thực hiện mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng điện năng để phục vụ khách hàng, ngành điện đã đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp lưới điện, đưa công nghệ mới vào quản lý bảo đảm cung cấp điện an toàn và hiệu quả.

Cụ thể năm từ năm 2010 đến nay, ngành đã tập trung vốn cải tạo, nâng cấp lưới điện khu vực thành phố Hoà Bình từ 6kV lên 22kV, xoá bỏ được 3 trạm biến áp trung gian 35/10kV tại các huyện với dung lượng 3.800 KVA; nâng cấp lưới điện 10kV lên 22kV khu vực Ba Hàng Đồi - Lương Sơn - Kim Bôi, lên 35 kV khu vực Yên Thủy; xây dựng trạm 110kV Kỳ Sơn 20MVA và các lộ xuất tuyến trung thế…

Do phát triển nhanh nguồn và lưới điện nên sản lượng điện, doanh thu bán hàng không ngừng tăng, tổn thất điện năng hàng năm đều giảm. Điện đã được cấp ổn định cho sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ… và làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt thành thị, nông thôn.

Từ năm 1992 đến năm 2016, sản lượng điện thương phẩm toàn tỉnh đã tăng trên 17 lần, từ 42,574 triệu kWh lên 730,033 triệu kWh, tổn thất điện năng giảm từ 19,87% xuống còn 7,19%, doanh thu bán điện tăng xấp xỉ 77 lần, từ 14,889 tỷ đồng lên 1.145,612 tỷ đồng.
PV

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử