Ông Biden bất ngờ cảnh báo Kiev; Đức muốn cấm viện trợ quân sự cho Ukraine
Nhà lãnh đạo Mỹ nói trong bài phát biểu tại Đức: “Khi Ukraine phải đối mặt với mùa đông rất khó khăn, chúng tôi không thể thư giãn”.
Đồng thời, Tổng thống Mỹ lưu ý, các đồng minh của Kiev phải tiếp tục hỗ trợ cho đến khi Ukraine đạt được nền hòa bình lâu dài và tuân thủ các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Trước đó, theo Wall Street Journal, Ukraine phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt trong bối cảnh việc chuyển giao vũ khí nước ngoài chậm chạp.
Đức muốn cấm viện trợ quân sự cho Ukraine. Ảnh: AP |
“Nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây chậm và hạn chế, chờ đợi Ukraine là mùa đông khắc nghiệt. Bên cạnh đó là khó khăn về quân số và Kiev đang mất dần lãnh thổ ở mặt trận phía đông”, Wall Street Journal viết.
Wall Street Journal lưu ý, đòn tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine đã khiến lực lượng phòng không quá tải và dẫn đến mất điện, tình trạng này chỉ càng trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông.
Kyiv Independent cũng đưa tin, Ukraine chuẩn bị đối mặt với mùa đông khắc nghiệt nhất kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt.
Phía Ukraine cho biết, sau khi ném bom phá hủy công suất của một nửa ngành sản xuất điện, Nga lại nhắm đến việc cắt điện hạt nhân. Moscow không tấn công trực tiếp vào các nhà máy nhưng lại tấn công các cơ sở hạ tầng gần đó như trạm biến áp chứa các thiết bị quan trọng như máy biến áp và đường dây điện kết nối các nhà máy hạt nhân với lưới điện.
Tổng thống Zelensky trước đó đã báo cáo, có tới 80% công suất năng lượng của Ukraine - bao gồm các nhà máy điện chạy bằng than và thủy điện - đã bị hư hại hoặc phá hủy trong bối cảnh xung đột với Nga.
Đức muốn cấm viện trợ quân sự cho Ukraine
Tờ Spiegel của Đức cho rằng, Ukraine có thể mất đi sự hỗ trợ vũ khí từ Đức do sáng kiến của liên minh các đảng phái. Liên minh mà liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo, đảng Dân chủ Xã hội Đức và liên minh vì Lý trí và Công lý Sarah Wagenknecht đang lên kế hoạch thành lập sẽ dựa trên thỏa thuận. Một trong những điểm của thỏa thuận có thể là lệnh cấm cung cấp vũ khí cho Kiev nhằm giải quyết xung đột Ukraine thông qua các biện pháp ngoại giao.
This browser does not support the video element.
Liên minh Lý trí và Công lý Sarah Wagenknecht thậm chí đã đề xuất thực hiện sửa đổi một số điểm trong thoả thuận.
Spiegel lưu ý, liên minh cũng đề xuất loại trừ sự xuất hiện của tên lửa Mỹ trên lãnh thổ Đức.
Trước đó, tờ Bild dẫn tài liệu nội bộ của Bộ Quốc phòng Đức cho hay, Berlin sẽ không gửi vũ khí hạng nặng, bao gồm xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép và pháo tự hành, cho Ukraine nữa. Các đợt viện trợ thiết bị quân sự loại này của Berlin đã hoàn tất.
Ngoài ra, theo Bild, gói viện trợ quân sự trị giá 1,4 tỷ Euro (1,53 tỷ USD) mà Thủ tướng Đức Olaf Scholz cam kết gần đây trên thực tế đề cập đến các cam kết đã đưa ra và thực hiện cho năm ngoái.