Thứ hai 25/11/2024 12:56

Nửa thế kỷ vun đắp và phát triển quan hệ Việt Nam - Vương quốc Anh

50 năm qua, Việt Nam - Vương quốc Anh đã sát cánh bên nhau, bắc những nhịp cầu kết nối chặt chẽ, với triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Hợp tác cùng phát triển

Ngày 11/9/1973, Việt Nam và Vương quốc Anh chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, sự kiện này đã mở ra cánh cửa hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Trong nửa thế kỷ qua, mối quan hệ song phương hai nước đã không ngừng được củng cố và phát triển.

Đến tháng 3/2008, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung khẳng định thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, hiệu quả và ổn định theo hướng “Quan hệ Đối tác vì sự phát triển”.

Đặc biệt, tháng 9/2010, hai nước ký kết Tuyên bố chung chính thức nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược. Sự kiện này đã mở ra nhiều khuôn khổ, cơ chế hợp tác giữa hai nước như Cơ chế Đối thoại Chiến lược thường niên cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao định kỳ luân phiên (thiết lập theo Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược 2010 và đến nay đã triển khai được 8 phiên họp); Đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng (lần thứ nhất năm 2018); Phiên họp Ủy ban hỗn hợp về Kinh tế và Thương mại (JETCO) (lần thứ 12, năm 2022)...

Khóa họp lần thứ 13 Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác kinh tế và thương mại Việt Nam – Vương quốc Anh (JETCO13) ngày 24/8, tại Hà Nội

Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Anh đã phát triển nhanh chóng từ những năm 1990 cho đến nay. Điển hình, hai bên đã triển khai có hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA). Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam – Anh đạt khoảng 6,836 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2021; trong đó, xuất khẩu sang Anh đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 5,2%; nhập khẩu từ Anh đạt 771 triệu USD, giảm 9,2%.

Trong 7 tháng năm 2023, kim ngạch song phương hai nước Việt Nam - Vương quốc Anh ước đạt 3,67 tỷ USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Anh 3,49 tỷ USD; Anh xuất khẩu sang Việt Nam 0,18 tỷ USD.

Đối với Việt Nam, Anh là đối tác thương mại lớn thứ 3 tại thị trường châu Âu và là nước nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam lớn thứ 9 trên thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Anh là điện thoại - linh kiện, hàng dệt may, giày dép, sắt thép các loại, máy vi tính - linh kiện, hạt điều, cà phê, hạt tiêu. Các sản phẩm nhập khẩu từ Anh gồm máy móc, thiết bị, dược phẩm, sản phẩm hoá chất, hóa chất, nguyên phụ liệu dệt may - da giày, ô tô nguyên chiếc.

Về đầu tư giữa hai nước, Anh đứng trong danh sách 20 nước hàng đầu có vốn đầu tư FDI tại Việt Nam. Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, lũy kế đến ngày 20/10/2022, Anh có 494 dự án còn hiệu lực đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 4.197 tỷ USD, đứng thứ 15/140 trong số các nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.

Các nhà đầu tư Anh tham gia nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 117 dự án, vốn đăng ký đạt 1,59 tỷ USD, chiếm 38,1% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 26 dự án, tổng vốn trên 1 tỷ USD, chiếm 26,1% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực khai khoáng đứng thứ 3 với 7 dự án, tổng vốn đăng ký 701,44 triệu USD, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư. Các dự án còn lại thuộc các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; dịch vụ lưu trú và ăn uống; cấp nước và xử lý chất thải; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; giáo dục đào tạo.

Tại họp báo nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Vương quốc Anh – Việt Nam vừa qua, Đại sứ Anh tại Việt Nam Iain Frew cho rằng, "với tổng thương mại song phương đạt con số vô cùng ấn tượng là 6,9 tỷ bảng Anh trong năm 2022, tăng 29% so với năm trước và gần gấp đôi so với năm 2013, sự tăng trưởng đáng chú ý này thể hiện tiềm năng trong quan hệ kinh tế của chúng ta”.

Tiềm năng hợp tác còn rất lớn

Đầu năm nay, Vương quốc Anh đã đạt thoả thuận gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam là thành viên sáng lập. Đại sứ Iain Frew tin tưởng rằng, Thỏa thuận mang tính bước ngoặt này bổ sung cho Hiệp định Thương mại Tự do song phương (UKVFTA) giữa hai nước, đồng thời thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ thương mại đang phát triển giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, trải rộng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm nông nghiệp, tài chính, y tế, năng lượng tái tạo và công nghệ.

Bên cạnh đó, Đại sứ Anh tại Việt Nam cho rằng, hợp tác giáo dục hai nước cũng đã được mở rộng, với mối quan hệ đối tác bền chặt giữa các trường học và tổ chức từ cả hai quốc gia chúng ta. Vương quốc Anh cũng tự hào là một trong những điểm đến hàng đầu của sinh viên Việt Nam có mong muốn du học. Các trường đại học và tổ chức của Vương quốc Anh cũng đang cung cấp hàng loạt học bổng giúp tạo điều kiện cho sinh viên tài năng Việt Nam có cơ hội được tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp thế giới.

Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh Nguyễn Hoàng Long khẳng định, tiềm năng hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Anh còn rất lớn, đặc biệt là trên những lĩnh vực mà phía Anh có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu hợp tác.

Về thương mại - đầu tư, hai nền kinh tế đều có độ mở cao, có tính bổ sung lẫn nhau. Sau Brexit, Anh mong muốn gắn kết hơn với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng tốt hơn nữa những cơ hội, tiềm năng này.

Về lĩnh vực giáo dục - khoa học - công nghệ có nhiều tiềm năng, cần tiếp tục duy trì và mở rộng các chương trình học bổng Chevening, đón nhiều hơn sinh viên sang học tập tại Anh theo học bổng 89 của Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam và triển khai, mở rộng chương trình hỗ trợ nghiên cứu Newton.

Về chống biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đặt lộ trình hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) năm 2021 tại Glasgow, Scotland. Năm 2022, Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) cùng Na Uy, Đan Mạch và Việt Nam thông qua Tuyên bố chính trị tham gia Quan hệ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP).

"Đây là nỗ lực lớn của các bên, trong đó có vai trò quan trọng của Anh, huy động 15,5 tỷ USD nhằm cải cách và tạo khuôn khổ cho đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Tôi cho rằng đây sẽ là lĩnh vực quan trọng trong hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới. Việt Nam cần triển khai, sử dụng có hiệu quả hỗ trợ trong JETP nhằm chuyển đổi năng lượng, thực hiện thành công mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đã cam kết" - Đại sứ Nguyễn Hoàng Long thông tin.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Vương Quốc Anh

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư