Thứ tư 27/11/2024 08:02

Nông sản Việt cần tính chuyện đường dài

Dù được đánh giá cao cả về hương vị và chất lượng nhưng nông sản Việt vẫn chật vật tìm chỗ đứng. Sản xuất vẫn theo kiểu phong trào, vùng nguyên liệu manh mún, thiếu chứng chỉ chất lượng khiến đầu ra khiến nông sản luôn bấp bênh. Xây dựng vùng nguyên liệu được đánh giá là công việc đầu tiên cần tính đến trên con đường đưa nông sản Việt ra thế giới.

Tại cuộc làm việc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) với các doanh nghiệp (DN) phân phối, Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam bàn các giải pháp hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản diễn ra mới đây, bà Phạm Thị Hà Anh - Giám đốc Công ty CP lương thực Bình Minh - chia sẻ câu chuyện thất bại của DN mình khi thực hiện bao tiêu nông sản ở Lai Châu (Sơn La), đó là vì địa bàn quá xa, DN phải tuyển thêm 50 nhân viên để quản lý, thu mua trong khi vùng nguyên liệu manh mún.

Bộ NN&PTNT nên chuẩn bị sẵn bộ giải pháp đối với những sản phẩm nông sản cần hỗ trợ tiêu thụ

Cũng theo bà Phạm Thị Hà Anh, mặc dù trái vải thiều Việt Nam rất ngon, nông sản Việt cũng được thế giới rất khen ngợi, nhưng chuỗi tạo ra sản phẩm đang còn một số vấn đề. Đối với những sản phẩm có thời gian thu hoạch ngắn, áp lực sản lượng lớn như vải thiều của tỉnh Bắc Giang, cần thiết phải đẩy mạnh chế biến sâu như vải đóng hộp, sấy khô nhưng chúng ta vẫn chưa phát triển. Đây là điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh. Không những vậy, thiết kế bao bì, mẫu mã cũng đang rất vướng mắc.

"Vừa qua, DN có kết nối với hợp tác xã (HTX) chế biến vải khô ở Bắc Giang, chúng tôi tư vấn cho HTX cách thiết kế về mẫu hộp, làm bao bì. Nói một hồi, HTX chia sẻ rằng thế thì phức tạp quá, họ khó làm được", bà Phạm Thị Hà Anh chia sẻ.

Đề cập đến vấn đề quy hoạch, đại diện Công ty TNHH Nam Quốc Minh Global chia sẻ một câu chuyện đã nói rất nhiều, tại Trung Quốc khi một DN muốn mua sản phẩm nào đó, họ chỉ cần làm việc với một công ty là có thể mua được 1.000 tấn sản phẩm, nhưng ở Việt Nam có khi phải làm việc với 10 - 20 người. Không có DN nào đủ nhân lực để xé lẻ ra như vậy, vừa tăng chi phí giá thành vừa khiến giá vận chuyển đắt gấp đôi nơi khác.

Bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam - cho rằng, các thành viên trong Hiệp hội luôn có nhu cầu rất cao với các sản phẩm nông sản Việt. Tuy nhiên, sản phẩm của các HTX, đơn vị phải đồng đều về chất lượng, đảm bảo đủ số lượng trong thời gian dài, không thể một mình một giá nếu sản phẩm đó không có gì khác biệt. Cũng theo bà Hậu, để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ùn ứ khi vào vụ, hết vụ lại khan hiếm, ngành nông nghiệp, các địa phương có thể tính đến sản xuất rải vụ.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Phương - Phó Tổng giám đốc Vincommerce - cho rằng, để giải quyết căn cơ bài toán tiêu thụ nông sản thì việc đa dạng hóa các kênh phân phối là rất quan trọng.

Các DN cho rằng, việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản vượt qua giai đoạn dịch Covid-19 chỉ là giải pháp tạm thời. Muốn phát triển thị trường nông sản phải dựa vào thế kiềng 3 chân là: đầu vào, đầu ra và nền tảng sản xuất, nếu hoàn thiện được vững chắc thế chân kiềng này, Việt Nam có thể dễ dàng xuất khẩu nông sản ra nước ngoài. Do đó, Bộ NN&PTNT cần phối hợp với các địa phương triển khai quy hoạch vùng nguyên liệu theo chứng chỉ, theo nhu cầu, tạo ra những sản phẩm mà khi nhắc đến là họ nghĩ ngay của Việt Nam.

“Nhiệm vụ chúng tôi là mang sản phẩm Việt Nam ra thế giới. Chúng tôi mua sản phẩm cuối cùng, yêu cầu đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng. Bộ NN&PTNT cần quy hoạch thành HTX, vùng trồng có chứng chỉ, DN chỉ đến thu mua. Như vậy, thị trường mở rộng ra rất rộng lớn”, bà Hà Anh nói.

Hàng Việt Nam đi nước ngoài được yêu mến vì độ chất. Nhưng để đi xa thì vấn đề lại ở chính sách, cần tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm. Cần sự chuyên môn hóa trong cả chuỗi sản xuất. Ở đó, DN đảm bảo đầu ra, Bộ NN&PTNT, các địa phương cung cấp thông tin đầu vào, nông dân sản xuất theo yêu cầu của DN thông qua HTX, DN mua với giá hợp lý, có hợp đồng bảo đảm thì chắc chắn chuỗi cung ứng tiêu thụ sẽ thông suốt.

Trước phản ánh của DN, ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) - cho biết, ngành nông nghiệp đang hướng tới cấp mã số vùng trồng cho những nông sản chủ lực. Việc cấp mã số vùng trồng, nông dân sẽ phải sản xuất theo đúng quy trình. Những nông sản ở vùng cấp mã số không chỉ để cho xuất khẩu mà còn cho cả thị trường trong nước. Khi đó, DN thu mua được sản phẩm như ý, người dân có trách nhiệm trong sản xuất. DN có thể đặt hàng với những sản phẩm được cấp mã số vùng trồng.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới