Thứ bảy 23/11/2024 19:47

Nông dân phấn khởi khi giá nhiều loại hải sản tăng cao

Nông dân nuôi trồng thủy sản, hải sản ở vùng ngập mặn trong tỉnh Trà Vinh đang phấn khởi vì giá nhiều loại thủy sản không ngừng tăng cao từ đầu tháng 4 đến nay.

Bà Nguyễn Thị Thu, chủ đại lý thu mua hải sản ở chợ Trà Vinh cho biết, giá các loại hải sản từ đầu tháng 4 đã bắt đầu tăng với mức bình quân từ 20.000 – 30.000 đồng/kg tùy theo chất lượng và loại hải sản. Nguyên nhân giá hải sản tăng cao chủ yếu là do nhu cầu lượng hải sản tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh tăng mạnh. Trong khi đó hiện tại Trà Vinh và các tỉnh ven biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu đang ở thời điểm cuối mùa vụ nuôi trồng nên cung không đủ cầu. Hầu hết các loại hải sản có giá cao chủ yếu là sản phẩm loại I, tươi sống phục vụ cho các nhà hàng lớn.

Giá các loại hải sản từ đầu tháng 4 bắt đầu tăng cao. Ảnh minh họa: TTXVN

Hiện, giá tôm sú sáng ngày 9/4 loại từ 10-12 con/kg có giá 350.000 đồng/kg; loại 20 con/kg giá 295.000 đồng/kg và loại 30 con/kg giá 225.000 đồng/kg; giá tôm thẻ chân trắng loại 30 con/kg có giá 170.000 đồng/kg, loại 50 con/kg có giá 130.000 đồng/kg; cua biển loại I từ 1-2 con/kg có giá 238.000 đồng/kg; cua gạch loại 3 con/kg có giá từ 380.000 – 400.000 đồng/kg; sò huyết loại 40 – 50 con/kg có giá 90.000 đồng/kg.

Theo ông Nguyễn Văn Quốc, Chi Cục Trưởng Chi cục Thuỷ sản Trà Vinh, nguồn cung ứng một số loại hải sản, như: tôm sú, tôm thẻ, cua biển, sò huyết trong tỉnh Trà Vinh hầu hết của nông dân thu hoạch từ mô hình nuôi quảng canh với đa dạng con nuôi xen canh. Bởi, hiện nay là thời điểm nông dân vùng ngập mặn đang tập trung cải tạo ao hồ để bắt đầu vụ nuôi tôm, nuôi cua biển, sò huyết của năm 2021.

Từ nhiều năm nay, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Trà Vinh, ngành nông nghiệp tỉnh đã tiến hành giao khoán 5.120 ha rừng ngập mặn trong tổng diện tích hơn 9.160 ha rừng của toàn tỉnh để người dân bảo vệ và sản xuất mô hình rừng – tôm để có thu nhập nâng cao cuộc sống. Bên cạnh đó, tại các huyện ven biển như: Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và thị xã Duyên Hải, có hơn 4.000 ha rừng – tôm do người dân tự trồng để kết hợp nuôi tôm sú sinh thái (quảng canh).

Đây là mô hình đem lại hiệu quả bền vững, bảo vệ được môi trường trước tình hình biến đổi khí hậu. Bình quân 1 ha sản xuất kết hợp theo tỷ lệ 40 % diện tích rừng và 60% diện tích mặt nước xen canh nuôi tôm sú, cua biển, vọp, sò huyết, mỗi năm cho hộ nông dân mức thu nhập khoảng 70 triệu đồng.

baotintuc.vn

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích