Nóng chuyện thoái vốn

Câu chuyện thoái vốn đang được quan tâm đặc biệt sau những chỉ đạo quyết liệt vừa mang tính nguyên tắc cao, vừa cụ thể của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Chuyện gần, chuyện xa của thoái vốn đang đặt cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nhiều sự lựa chọn sống còn khi sức nóng từ các thỏa ước thương mại ngày càng lan tỏa.
Nóng chuyện thoái vốn
Vinamilk - bài học về thoái vốn thành công ở Việt Nam

Câu chuyện “của đau con xót”

Số liệu mới nhất của Bộ Tài chính cho biết, 8 tháng đầu năm 2016, cả nước đã thoái vốn được 2.921 tỷ đồng, thu về 5.767 tỷ đồng. Thế nhưng so với số tiền thoái vốn được trông đợi của cả năm 2016 là khoảng 14.500 tỷ đồng thì số tiền trên là quá khiêm tốn. Ông Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Khoa học tài chính (Bộ Tài chính) - cho rằng, câu chuyện “của đau con xót” đã trở thành một nguyên nhân khó bỏ qua khi xem xét câu chuyện thoái vốn của các DN trong diện phải thoái. Theo ông Độ, các DN trước đây ném tiền đầu tư vào ngân hàng, bất động sản giờ phải chứng kiến giá cổ phiếu, giá dự án đi xuống hoặc trở về đúng giá trị thực. Nhiều DN cố nấn ná để chờ giá lên hoặc phục hồi ở mức nào đó với hy vọng gỡ gạc chút ít về vốn đã làm chậm tiến trình thoái vốn.

Tại nhiều cuộc họp công bố các báo cáo cập nhật kinh tế thế giới và khu vực, liên quan đến Việt Nam, các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng châu Á (ADB) đều khuyến cáo, đã đến lúc các DN Việt Nam không thể trì hoãn việc thoái vốn nếu như muốn tăng khả năng cạnh tranh xét về ngắn hạn và có được một chỗ đứng trên thị trường trong dài hạn.

Nhưng DN nhỏ và DN lớn ai sẽ đặt chân trước trong tiến trình thoái vốn? Theo một số chuyên gia kinh tế, nên để các DN “yếu” thoái trước, doanh nghiệp “khỏe” thoái sau. Lời khuyên này cũng được ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) chia sẻ. Ông Tiến cho rằng, với các DN “khỏe” như Vinamilk, Sabeco, Habeco, phải kêu gọi cả nhà đầu tư nước ngoài tham gia, vì giá trị “khủng” khiến các nhà đầu tư trong nước khó “kham” được. “Những ông lớn này phải thoái vốn dần dần để thị trường hấp thụ được và thăm dò thị trường, bảo đảm lợi ích nhà nước thu được cao nhất” - ông Tiến nói.

Câu chuyện mua bán và đấu giá khách sạn Kim Liên mới đây đã cho thấy một khía cạnh khác của câu chuyện thoái vốn xét về cả xa lẫn gần. Được chào bán với giá 112 tỷ đồng, thế nhưng người thắng cuộc trong trận chiến đấu giá khu đất mà khách sạn Kim Liên tọa lạc đã phải bỏ ra trên 1.000 tỷ đồng để có được quyền sử dụng sở hữu khu đất này. Lâu nay quyền được thuê đất vì lý do nào đó vô tình hay hữu ý, nhiều trường hợp đã không được tính vào tài sản DN khi thoái vốn. Như vậy phần địa tô chênh lệch, một khoản tiền rất đáng kể đã bị mất đi trong giá trị cổ phần hóa DN.

Về đâu các thương hiệu lớn?

Điểm yếu cố hữu của nhiều DN Việt Nam kể cả DN lớn là nhiều trường hợp đổ mồ hôi, sôi nước mắt có được một thương hiệu, thế nhưng khi tính toán giá trị DN thì việc cân đo giá trị của thương hiệu lại bị khuất lấp, thậm chí là bị bỏ qua giữa bề bộn vấn đề trước khi lên đường thoái vốn.

Câu chuyện của Hà Nội mới đây có thể xem là một ví dụ điển hình. Là trung tâm kinh tế của đất nước, những thương hiệu lớn mà công nghiệp và thương mại Hà Nội có được không chỉ của riêng Hà Nội mà còn là của kinh tế cả nước. Theo kế hoạch sắp xếp lại “đội hình” DN nhà nước của Hà Nội công bố tại Văn bản 5318/UBND-KT ngày 13/9/2016 của UBND TP. Hà Nội, thành phố sẽ cổ phần hóa 16 DN 100% vốn nhà nước. Bên cạnh đó theo Kế hoạch số 168/KH-UBND, Hà Nội sẽ thoái hết vốn tại 96 DN nhà nước với số tiền lên đến gần 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên khi đọc các văn bản này, người ta chưa thấy các giải pháp “bảo trọng” cho các thương hiệu từng làm nên bản sắc của kinh tế Hà Nội như Dệt Minh Khai, Công ty Thống Nhất Hà Nội, Dệt 19/5, Giày Thượng Đình, Giày Thụy Khuê, Xích líp Đông Anh, Kim khí Thăng Long, Hanel... Trong khi đó, đây cũng chính là những thương hiệu “sống sót” qua các thăng trầm của cạnh tranh kinh tế trong hàng chục năm qua.

Trong nhiều cuộc họp Chính phủ, mặc dù rất kiên quyết trong việc yêu cầu các DN, đặc biệt là DN lớn phải thoái vốn, song Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng rất trăn trở phải làm sao để giữ được các thương hiệu lớn của đất nước. Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC – chia sẻ, Chính phủ sẽ có chính sách khác nữa để giữ vững giá trị thương hiệu lớn sau khi nhà nước thoái vốn.

Cùng mối quan tâm giữ thương hiệu sau thoái vốn, Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại (Hapro) Vũ Thanh Sơn và Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện Trần Phú Đỗ Thị Thu Trà đều cho rằng, nếu lộ trình thoái vốn không sát thì ngay cả một thương hiệu lớn cũng trở thành một thương hiệu yếu. Mối lo của hai vị lãnh đạo DN lớn của Hà Nội cũng là mối lo chung của nhiều DN là làm sao tìm được nhà đầu tư có tâm, có tầm để đưa thương hiệu của họ có tầm vóc mới sau khi thoái vốn.

Liên quan đến việc thoái vốn nhưng không để “thoái” thương hiệu, các chuyên gia đang nhấn mạnh đến cây gậy pháp lý, đó là phương thức “cổ đông vàng”. Theo đó, cổ đông vàng có thể chỉ nắm cổ phần mang tính tượng trưng, nhưng nếu muốn thay đổi thương hiệu phải được cổ đông vàng thông qua. Trước khi bán cổ phần, nhà nước vẫn nắm chi phối nên có quyền xây dựng điều lệ công ty sau cổ phần hóa, nên hoàn toàn có quyền đưa phương thức cổ đông vàng vào điều lệ. Khi đó, nhà đầu tư nào muốn mua thì phải chấp nhận bản điều lệ này. Hoặc theo Luật Doanh nghiệp, chỉ cần nhà nước còn nắm giữ 35% vốn điều lệ là có quyền phủ quyết bất kể quyết định lớn nào đưa ra, từ chiến lược tới thương hiệu.

Thoái vốn đừng thoái thương hiệu!

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi ngắn với PGS - TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - xung quanh vấn đề giữ thương hiệu trong lộ trình thoái vốn.

Nóng chuyện thoái vốn

Theo ông, đâu là triết lý của việc gìn giữ các thương hiệu mạnh trong lộ trình thoái vốn ở Việt Nam hiện nay?

Thương hiệu không chỉ là một cái tên mà trước hết là giá trị của một sản phẩm, dịch vụ. Ở một tầm cao hơn, thương hiệu còn gắn với tên tuổi một quốc gia. Nếu một sản phẩm, dịch vụ đã có thương hiệu rồi thì phải giữ cho bằng được. Tôi cho rằng, trong tiến trình thoái vốn, nhà đầu tư khi tiếp nhận một thương hiệu tốt sẽ không dại gì mà vứt bỏ thương hiệu đó. Bởi có được một thương hiệu tốt và mạnh là một việc vô cùng tốn kém.

Giải pháp nào cho hai mục tiêu: thoái được vốn mà vẫn giữ được thương hiệu?

Trên nền kinh tế thị trường, mọi yếu tố đều được lượng hóa thành giá cả. Thương hiệu cũng vậy. Có thể có người nghĩ rằng, nên dùng giải pháp hành chính để duy trì một thương hiệu nào đó, ví dụ như chấp nhận giá của thương hiệu lên xuống trong một mức độ để đánh đổi việc giữ một thương hiệu nào đó trong vòng 10 năm. Tôi cho như vậy là không nên. Thương hiệu trước hết là một giá trị, hãy để nó được chuyển thành giá. Thị trường sẽ làm tốt công việc này. Tôi cho rằng, thị trường luôn thông minh hơn chúng ta nghĩ.

Xin cảm ơn ông!

Quang Lộc (Thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhựa Hoa Sen hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Nhựa Hoa Sen hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Nhựa Hoa Sen vinh dự được Hội đồng Công trình Xanh Singapore chứng nhận “Nhãn xanh” – Green Building Product cho nhóm sản phẩm Ống nhựa HDPE và Ống nhựa PP-R.
Mái ấm Gia đình Việt: Chung tấm lòng trao đi - Cùng sưởi ấm tâm hồn trẻ mồ côi

Mái ấm Gia đình Việt: Chung tấm lòng trao đi - Cùng sưởi ấm tâm hồn trẻ mồ côi

Tập đoàn Hoa Sen là đơn vị xây dựng thành công hình ảnh thương hiệu gắn kết với cộng đồng, khẳng định dấu ấn thương hiệu thông qua nhiều chương trình tài trợ.
Sắp diễn ra lễ công bố PCI và PGI 2023

Sắp diễn ra lễ công bố PCI và PGI 2023

Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) 2023 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 9/5/2024 tại Hà Nội.
Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Đế chế ngành thực phẩm chức năng hàng đầu Bắc Âu – Pharmatech đã chính thức có mặt tại Việt Nam, được phân phối bởi Công ty CP Dược phẩm Norway Pharmatech As.
JobsGO Mini App trên Zalo: Mở ra trải nghiệm tìm việc mới cho ứng viên

JobsGO Mini App trên Zalo: Mở ra trải nghiệm tìm việc mới cho ứng viên

JobsGO - nền tảng tuyển dụng & việc làm hàng đầu Việt Nam vừa ra mắt sản phẩm mới JobsGO Mini App ngay trên ứng dụng nhắn tin phổ biến Zalo.

Tin cùng chuyên mục

BSR bàn giao nhà Đại đoàn kết nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

BSR bàn giao nhà Đại đoàn kết nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

BSR phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Bình Sơn tổ chức trao tặng nhà Đại đoàn kết cho 2 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Quảng Ngãi.
PC Thừa Thiên Huế: Dịp nghỉ lễ nhưng vẫn ra quân bảo dưỡng lưới điện cho khách hàng

PC Thừa Thiên Huế: Dịp nghỉ lễ nhưng vẫn ra quân bảo dưỡng lưới điện cho khách hàng

Mặc dù trong thời gian nghỉ lễ Quốc tế lao động 1/5, nhưng PC Thừa Thiên Huế vẫn ra quân thực hiện công tác bảo dưỡng lưới điện tại Khu công nghiệp Phú Bài.
PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3, góp phần đảm bảo nguồn cung khí cho sản xuất điện

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3, góp phần đảm bảo nguồn cung khí cho sản xuất điện

PV GAS đã nhận chuyến tàu LNG thứ 3, góp phần đảm bảo nguồn cung khí cho sản xuất điện trong cao điểm mùa khô 2024.
Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với PV GAS về cung cấp khí cho sản xuất điện năm 2024

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với PV GAS về cung cấp khí cho sản xuất điện năm 2024

Đoàn công tác của Bộ Công Thương vừa có buổi làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) về vấn đề cung cấp khí cho sản xuất điện mùa khô năm 2024.
Nhọc nhằn

Nhọc nhằn ''game'' địa ốc của đại gia vàng Nguyễn Tiến Trung, nhân tố bí ẩn đứng sau Thành An Tower

Ông chủ nhiều mỏ vàng trong và ngoài nước Nguyễn Tiến Trung sinh năm 1971 tại Hà Nội. Nhưng lấn sân sang bất động sản khiến ông không khỏi lúng túng, khó khăn.
4 tháng đầu năm, doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng và số vốn đăng ký

4 tháng đầu năm, doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng và số vốn đăng ký

4 tháng, cả nước có 51,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đạt gần 508 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% về số doanh nghiệp và 9,3% về vốn đăng ký.
Growatt giới thiệu giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà

Growatt giới thiệu giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà

Nhằm mang lại tiện ích cho khách hàng sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, Growatt đã đưa ra giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà.
PVOIL tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024

PVOIL tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, PVOIL tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu trong thời gian tới
Công ty Cổ phần Takao vào TOP 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Công ty Cổ phần Takao vào TOP 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Công ty Cổ phần Takao vừa vinh dự nhận giải thưởng FAST500 - Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2024.
Hotel Academy Việt Nam và khách sạn Melia Vinpearl Phú Quốc nâng tầm quan hệ đối tác

Hotel Academy Việt Nam và khách sạn Melia Vinpearl Phú Quốc nâng tầm quan hệ đối tác

Ngày 25/04/2024, Hotel Academy Việt Nam và khách sạn Melia Vinpearl Phú Quốc đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược.
Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Nhiều khách hàng Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùng EVNHANOI tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng.
PC1 tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024

PC1 tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024

Ngày 26/4, Công ty CP Tập đoàn PC 1 đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Tổng công ty Phát điện 2 công bố quyết định về công tác cán bộ

Tổng công ty Phát điện 2 công bố quyết định về công tác cán bộ

Tổng công ty Phát điện 2 tổ chức Lễ công bố các quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ đối với các ông Võ Trà Dũng, Nguyễn Lê Hoàng và Trần Anh Duy.
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024: Petrolimex hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024: Petrolimex hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh

Ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex (mã chứng khoán PLX) đã diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Hé lộ không gian cực sang chảnh bên trong cửa hàng Vertu Việt Nam chính hãng thứ 3 sắp khai trương

Hé lộ không gian cực sang chảnh bên trong cửa hàng Vertu Việt Nam chính hãng thứ 3 sắp khai trương

Sau thời gian dài chuẩn bị chỉn chu từng công đoạn, cửa hàng Vertu Việt Nam thứ 3 dự kiến đã có thể mở cửa để các thượng khách trải nghiệm, mua sắm từ ngày 5/5.
Cải thiện môi trường kinh doanh, chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp

Cải thiện môi trường kinh doanh, chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp

Cải thiện môi trường kinh doanh, chia sẻ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp là nhiệm vụ cần thực hiện ngay nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Năm 2024 Vissan đặt mục tiêu doanh thu 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 141,5 tỷ đồng

Năm 2024 Vissan đặt mục tiêu doanh thu 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 141,5 tỷ đồng

Ngày 26/4/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.
Công ty P&G Việt Nam cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

Công ty P&G Việt Nam cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

Chương trình “Nước uống sạch cho trẻ em” toàn cầu, Công ty P&G Việt Nam triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng.
Danisa lan tỏa nét đẹp tri ân và nghệ thuật tặng quà nhân ngày của mẹ

Danisa lan tỏa nét đẹp tri ân và nghệ thuật tặng quà nhân ngày của mẹ

Nhân ngày của mẹ sắp đến, thương hiệu bánh quy bơ trứ danh từ Đan Mạch Danisa tiếp tục mang đến chương trình “Tri ân mẹ - Nữ hoàng của con” năm 2024.
Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng

Không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu, truy xuất nguồn gốc còn là xu thế tất yếu, thông qua đó người tiêu dùng được bảo vệ khi bỏ tiền sử dụng sản phẩm
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động