Thứ năm 26/12/2024 20:30

“Nội soi” khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội không thể tốt hơn để có thể “chen chân” vào các chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng khả năng cạnh tranh.

Đây là nhận định chung của nhiều chuyên gia tại hội thảo khoa học quốc gia “Tác động của chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu tới kinh tế Việt Nam” do Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế- Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức chiều ngày 25/12/2024 tại Hà Nội.

Thông tin đưa ra tại hội thảo cho thấy, thời gian qua, các biến động địa chính trị, đại dịch Covid-19, cùng những thay đổi trong chiến lược của các tập đoàn đa quốc gia đã làm thay đổi cấu trúc và dòng chảy của chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc và Ấn Độ đang tích cực tái cấu trúc chuỗi cung ứng theo hướng rút ngắn chuỗi (reshoring), đa dạng chuỗi (diversification), khu vực hóa chuỗi (regionalization) và nhân rộng chuỗi (replication).

Đặt vấn đề định vị Việt Nam thế nào trong quá trình dịch chuyển các chuỗi cung ứng cũng như Việt Nam cần phải làm gì để tận dụng cơ hội được coi là tốt nhất từ trước đến nay để tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu, bà Đinh Lê Hải Hà, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế nhìn nhận, Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất và lắp ráp lớn nhờ vào các lợi thế vượt trội về vị trí địa lý, chi phí lao động cạnh tranh, và chính sách thu hút đầu tư hiệu quả. Song, để tận dụng tối đa cơ hội từ xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam cùng lúc phải giải nhiều bài toán.

Đó là làm thế nào để Việt Nam tận dụng cơ hội từ xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống? Những ngành công nghiệp nào sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất và cần các chiến lược gì để thích ứng? Các chính sách và giải pháp nào sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời giảm thiểu rủi ro trước các biến động quốc tế.

Đi sâu vào phân tích thực trạng sẵn sàng tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội), dẫn các nghiên cứu trong một số năm gần đây để minh chứng cho nhận định, theo đó khu vực FDI luôn là đầu tàu dẫn dắt xuất khẩu của Việt Nam, tạo đòn bẩy tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tại hội thảo nhiều ý kiến nhấn mạnh Việt Nam cần tận dụng cho được các cơ hội mở ra từ chuyển dịch các chuỗi cung ứng quốc tế. Ảnh: QL

Tuy nhiên, tác động lan tỏa của FDI trong chuyển giao công nghệ và hỗ trợ /chu-de/doanh-nghiep-viet.topictham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn hạn chế. Các doanh nghiệp nội địa chưa thực sự tham gia sâu vào các chuỗi có giá trị gia tăng cao. Cùng với đó, liên kết sau giữa các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI mạnh mẽ nhưng mới tập trung ở nhóm ngành có công nghệ thấp, trung bình và nhóm ngành dịch vụ.

Báo cáo về chỉ số hiệu quả FDI của các nước ASEAN cho thấy, về trình độ công nghệ và đổi mới sáng tạo, Việt Nam đứng ở vị trí thấp xếp thứ 90/100, trong đó công nghệ nền tảng (Technology Platform) thứ 92/100, năng lực đổi mới sáng tạo xếp thứ 77/100, FDI và chuyển giao công nghệ xếp thứ 73/100, với đầu tư cho R&D chỉ chiếm 0,2% GDP xếp hạng 84/100”, TS Việt thông tin.

Song ông Việt cũng cho rằng, doanh nghiệp Việt hoàn toàn vẫn có thể thành công khi tham gia các thị trường “ngách” để chắc chân trong các chuỗi cung ứng mà ở đó hàng hóa Việt có ưu thế nổi trội cùng các kinh nghiệm quản lý đã tích lũy được (điều này cũng đã được thực tế chứng minh). Chứ không nên quá “ham hố” các thị trường lớn, truyền thống để tham gia các chuỗi cung ứng lớn đòi hỏi các tiêu chuẩn quá sức mình.

Nhằm góp phần tăng cường thêm vị thế cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, TS Nguyễn Quốc Việt cho rằng, cần tiếp tục xây dựng chính sách đồng bộ và tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với doanh nghiệp FDI, trong đó có cơ chế, chính sách hỗ trợ về lãi suất, tài chính,tiếp cận các nguồn lực đầu tư để nâng cấp các doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Để tham gia vào chuỗi liên kết với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh với chiến lược và cách thức kinh doanh, từ đổi mớicông nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và quản lý”, vị chuyên gia này đề xuất.

Mặt khác cần xây dựng quy hoạch tổng thể ngành, vùng, địa phương, trên cơ sở đó, rà soát lại việc sử dụng nguồn vốn FDI hiện tại để có kế hoạch điều chỉnh, cơ cấu lại hợp lý. Ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược; tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu; ưu tiên doanh nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam.

Trong khi đó TS Tạ Văn Lợi - Hiệu trưởng Trường Kinh doanh - Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng từ thực tiễn tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực đã cho thấy Việt Nam cần tránh lệ thuộc vào một số ít quốc gia đang nắm giữ nguồn cung của thế giới với việc dịch chuyển dần sản xuất và chuỗi cung ứng sang các quốc gia tương tự nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp toàn cầu.

Một “chiêu” nữa cần được đặc biệt quan tâm áp dụng là thay thế dần các chuỗi cung ứng dài bằng các nguồn cung ứng ngắn, gia tăng liên kết khu vực và vùng và tạo điềukiện cho sản xuất nội địa phát triển đặc biệt là các hàng hóa cơ bản và thiết yếu. Vươn lên làm chủ các chuỗi hàng nông, lâm sản, thậm chí kết hợp với trình độ gia công thực phẩm của Trung Quốc, qua kênh các China Town xúc tiến xuất ra khắp thế giới.

Phát triển những công nghệ mới tạo ra nhiều vật liệu, sản phẩm và năng lượng mới. Đặc biệt là năng lượng tái tạo và vật liệu nhẹ cho các ngành công nghiệp chủ đạo như ô tô, máy tính, điện tử vv..., quy hoạch lại “vùng đất hiếm” loại đất hiếm và có kế hoạch phát triển từng loại đất hiếm.

Xây dựng các quỹ đầu tư mạo hiểm, hoặc liên kết tài trợ cho việc đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân lực, tiếp cận công nghệ thế giới nhanh chóng hơn. Khi đủ năng lực về vốn, công nghệ và quản lý sẽ vươn dần lên trong chuỗi cung ứng, thậm chí trở thành các doanh nghiệp cốt lõi của chuỗi”, TS Lợi đề xuất.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: vốn FDI

Tin cùng chuyên mục

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ

Mời tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư toàn cầu tại bang Kerala, Ấn Độ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/12: Lữ đoàn 'chuẩn NATO' rút lui; UAV Ukraine đánh sập căn cứ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/12: Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt ở Kursk; Kiev nhận lô viện trợ khủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/12/2024: Ukraine liên tục tấn công lãnh thổ Nga; Kursk bị vây hãm

EU tăng cường kiểm tra nông sản Việt Nam từ 8/1/2025

Bản tin quân sự thế giới ngày 24/12/2024: Anh phát triển vũ khí năng lượng 'sát thủ UAV'

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/12: Nga bắt giữ lính đánh thuê Ukraine; Lữ đoàn Kiev giành thắng lợi

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế “vượt khó” tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư tại Hoa Kỳ

Bản tin quân sự thế giới ngày 23/12/2024: Mỹ và NATO có khả năng chặn được tên lửa Oreshnik?

Hội nhập thành công đưa Việt Nam trở thành 'mắt xích' quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/12: Lính Ukraine đầu hàng vô điều kiện; Ukraine bắn rơi UAV cảm tử Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/12: Lính NATO thiệt mạng ở Kharkov; bất ngờ cách tuyển quân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12: Sĩ quan NATO thiệt mạng; Ukraine nhận viện trợ 'khủng'

Mời tham dự Triển lãm toàn cầu Bharat Mobility 2025

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi