Chủ nhật 24/11/2024 20:06

Nối liền chuỗi cung ứng nhờ các mô hình bán hàng của doanh nghiệp bưu chính

Tận dụng tối đa hệ thống vận chuyển của doanh nghiệp bưu chính viễn thông cho công tác phân phối, lưu chuyển hàng hóa trong khu vực có dịch và hệ thống các điểm bán của bưu điện làm điểm phân phối hàng hóa - đó là mô hình được Bộ Công Thương (Tổ công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hoá và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cho các tỉnh, thành hố trực thuộc trung ương phía Nam - Tổ công tác đặc biệt) và Bộ Thông tin Truyền thông chỉ đạo doanh nghiệp triển khai rất tốt thời gian qua nhằm nối liền chuỗi cung ứng hàng hóa đến các vùng có dịch.

Mô hình hiệu quả đưa hàng hóa đến các vùng khó khăn

Là một trong những nhân viên đang làm việc tại điểm bán hàng của Viettel Post tại Chi nhánh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Bích Nguyệt vui vẻ chia sẻ, thời gian vừa qua, chị tham gia rất nhiều vào các bán hàng chương trình bình ổn giá của Chi nhánh Bình Dương: “Tôi tham gia tất cả các chương trình, đến nỗi chẳng còn có khái niệm về thời gian hay ngày Chủ nhật. Vất vả là vậy nhưng tôi thấy rất vui vì chương trình bình ổn giá mà Chi nhánh đang triển khai rất có ý nghĩa khi góp phần kịp thời cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân Bình Dương những lúc thiếu thốn, khó khăn. Người dân ở những khu vực cách ly rất khó mua được hàng hóa, nên có dịp được mua hàng hóa thiết yếu với giá bình ổn, họ rất vui. Có những cô, những chú cứ nhắc đi nhắc lại: “Con ơi, nhớ quay lại nhé con!”.

Lợi thế về hệ thống vận chuyển của Viettel Post giúp đưa nông sản đến người dân vùng cách ly qua các chuyến xe bán hàng lưu động

Hiện tại, Chi nhánh Bình Dương vừa bán lưu động, vừa bán offline, chính vì thế nên những nhân viên như chị Nguyệt phải tìm các nhà cung cấp có sản lượng ổn định và giá cả phải. Đồng thời, chủ động đi lấy hàng, phối hợp với chính quyền địa phương lập danh sách những hộ dân có nhu cầu tại khu vực đó, tạo combo và phát đến tận tay người dân.

Không chỉ nhận được phản hồi tốt từ người dân, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cũng rất vui vì trong lúc khó khăn vẫn tiêu thụ được tốt hàng hóa. Do đó các doanh nghiệp đều tạo điều kiện và phối hợp tốt để các chi nhánh có thể bán hàng hiệu quả. Với mô hình như vậy, hiện mỗi ngày, doanh thu của chi nhánh Bình Dương vào khoảng 20 triệu đồng.

Chia sẻ một câu chuyện đáng nhớ khi vận chuyển hàng hóa tại Bình Dương, anh Nguyễn Chí Toại – nhân viên Giao hàng Chi nhánh Bình Dương của Viettel Post cho biết: “Người dân nhiều khu vực cách ly đang rất thiếu thốn hàng hóa thiết yếu. Hôm đó, có một khách hàng ở khu vực phong tỏa đặt mua 2 kg sườn, 2 kg thịt, tuy nhiên do đặt muộn nên hàng đã hết. Nhưng cô ấy tâm sự cả tuần nay không được miếng thịt, cọng rau nào mà toàn ăn trứng với mỳ tôm. Nghe vậy, tôi nghĩ ngay tới một đơn hàng là thịt cũng ở gần đó, liền gọi điện cho khách hàng nhận và chia sẻ lại câu chuyện mà cô khách hàng kia đang gặp phải. Rất may là khách hàng nhận đã đồng ý cho tôi chuyển đơn hàng đó đến cho cô kia và chấp nhận bù lại đơn hàng vào ngày hôm sau. Việc này tôi cũng đã báo cáo với Trưởng đơn vị và nhận được sự đồng thuận”.

Hiểu được những khó khăn mà người dân khu vực cách ly đang gặp phải, những điểm bán hàng lưu động, điểm bán cố định của Viettel Post đang nỗ lực hết sức để bán và vận chuyển hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng. Anh Toại cho biết, mỗi ngày anh chạy được khoảng 200 đơn hàng mà vẫn không xuể bởi lượng khách hàng rất nhiều. Các mặt hàng chủ yếu là lương thực, thực phẩm đã được chi nhánh niêm yết về giá cả, mẫu mã, chất lượng tươi ngon nên khách hàng rất tin tưởng.

“Với lượng đơn hàng như vậy, trung bình một ngày, tôi nhận được khoảng 300 nghìn, không hơn so với trước, bởi chi nhánh xác định bán các mặt hàng bình ổn giá để phục vụ nhu cầu của nhân dân. Vì thế chúng tôi cũng làm việc trên tinh thần đó” - anh Toại vui vẻ cho biết.

Mang hàng hóa đến tận tay người dân khu vực cách ly

Cùng với các doanh nghiệp bưu chính khác, Viettel Post là một trong những doanh nghiệp đang tích cực tham gia vào các chương trình cung ứng hàng hóa thiết yếu đến người dân. Với lợi thế về đội xe đông đảo và các bưu cục rộng khắp cả nước, các doanh nghiệp ngành bưu chính đang triển khai nhiều mô hình cung ứng hàng hóa thiết yếu đến với người dân như điểm bán cố định, bán hành lưu động, bán hàng qua thương mại điện tử...

Ngoài việc phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa thiết yếu ra thị trường, Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương cũng làm đầu mối cung cấp liên hệ của Sở Công Thương các tỉnh phía Nam để cung cấp cho các doanh nghiệp để công ty trực tiếp liên hệ hỗ trợ các tỉnh thành kết nối, tiêu thụ nông sản, hàng hóa thiết yếu thông qua hoạt động vận chuyển, sàn thương mại điện tử và bán hàng offline hay lưu động tại các tỉnh, thành phố.

Theo Vụ Bưu chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, bên cạnh 2 doanh nghiệp lớn là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã tham gia cung cấp hàng hóa thiết yếu tại các địa phương đang giãn cách xã hội từ trung tuần tháng 7, đến nay hoạt động này đã có thêm sự chung tay của 3 doanh nghiệp bưu chính khác gồm Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm và Netco.

Theo số liệu từ 5 doanh nghiệp bưu chính, tính đến hết ngày 7/8, tổng khối lượng hàng hóa thiết yếu đã được các doanh nghiệp này cung ứng tới người dân các địa phương trên cả nước là 14.584 tấn, tăng 11% so với ngày 6/8.

Đến hết ngày 7/8, trên cả nước các doanh nghiệp bưu chính đã thiết lập tổng số 3.735 điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu.

Tổng khối lượng 14.584 tấn hàng hóa thiết yếu đã được các doanh nghiệp bưu chính cung cấp cho người dân các tỉnh, thành đang giãn cách có tổng giá trị 448,43 tỷ đồng, tăng 11% so với ngày 6/8.

Ngoài ra, trong thời gian qua, các doanh nghiệp cũng đã vận chuyển theo chỉ đạo của chính quyền các địa phương hơn 3.880 tấn hàng hóa thiết yếu.

Hiện nay, cùng với việc đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa tại Thủ đô trong thời gian toàn thành phố thực hiện giãn cách, các doanh nghiệp bưu chính đang tập trung để vừa đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu vừa hỗ trợ tiêu thụ nông sản đến kỳ thu hoạch tại 19 tỉnh, thành phía Nam gồm: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, TP.HCM, Trà Vinh, Vĩnh Long và Bạc Liêu.

Thời gian tới, theo Bộ Công Thương, đây được xác định là một trong những kênh phân phối sẽ được phát huy tối đa hiệu quả nhằm cung ứng hàng hóa đến cho người dân các địa phương đang thực hiện cách ly theo các chỉ thị của Chính phủ.

Lan tỏa tình yêu từ “Trạm hạnh phúc”

Cùng với việc phân phối hàng hóa, thời gian vừa qua, Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương cùng Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Viettel Post triển khai một chương trình ý nghĩa là “Trạm hạnh phúc - Chạm yêu thương” nhằm hỗ trợ đời sống cho những người dân yếu thế tại “tâm dịch” TP. Hồ Chí Minh.

Sau 5 ngày khởi động, chương trình “Trạm hạnh phúc - Chạm yêu thương” đã nhận được hơn 12.000 suất quà tặng từ các nhà hảo tâm trong cả nước

Theo đó, từ ngày 2/8, đơn vị tổ chức chương trình “Trạm hạnh phúc - Chạm yêu thương” kêu gọi các nhà tài trợ, nhà hảo tâm ngay ủng hộ hiện vật, quà tặng thiết yếu cho người yếu thế tại TP. Hồ Chí Minh bằng cách mang trực tiếp tới các điểm bưu cục của Viettel Post trên toàn quốc.

Đến nay, sau 5 ngày khởi động, chương trình thiện nguyện này đã nhận được hơn 12.000 suất quà tặng từ các nhà hảo tâm trong cả nước. Trong những suất quà được gửi về “Trạm hạnh phúc”, không ít món đến từ những cá nhân với khối lượng hàng nhỏ và loại mặt hàng vô cùng đa dạng, từ túi gạo, củ khoai cho tới những chiếc khẩu trang chống dịch. Hoạt động tiếp nhận quyên góp hàng hóa thiết yếu được Viettel Post triển khai tại hơn 1.000 điểm bưu cục trải khắp 63 tỉnh thành.

Trong thời gian từ ngày 5/8 đến ngày 19/8, các “Trạm hạnh phúc” được tổ chức tại 16 bưu cục của Viettel Post trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Người dân TP. Hồ Chí Minh đang gặp khó khăn có thể đến các “Trạm hạnh phúc” đặt tại 16 bưu cục của Viettel Post để tự chọn một gói quà thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu. Đây là mô hình ý nghĩa nhằm chia sẻ khó khăn cho người dân khu vực có dịch.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 24/11/2024: Đồng Yen Nhật bất ngờ "quay đầu" giảm nhẹ

Giá tiêu hôm nay 24/11/2024: Giá tiêu tăng đồng loạt 1.000 đồng/kg

Tỷ giá USD hôm nay 24/11/2024: Chỉ số USD Index đạt mức cao nhất trong 13 tháng

Giá xăng dầu hôm nay 24/11/2024: Giá dầu đạt mức cao nhất trong 2 tuần

Giá vàng hôm nay 24/11/2024: Giá vàng tăng vọt 6% trong một tuần

Giá cà phê hôm nay 24/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng mạnh

Dự báo cà phê và 2 loại hàng hóa có giá 'đắt hơn tôm tươi' trong năm 2025

Giá vàng chiều nay 23/11/2024: Vàng miếng ổn định, vàng nhẫn phá ngưỡng 86,5 triệu

Giá vàng nhẫn tiếp tục được điều chỉnh tăng cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 23/11: Gạo đẹp nhu cầu nhiều, lúa Thu Đông giao dịch lai rai

Giá bạc hôm nay 23/11/2024: Bạc giảm nhẹ 0,2%

Giá heo hơi hôm nay 23/11/2024: Biến động giá trái chiều ở cả ba miền

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 23/11/2024: Đồng Yen Nhật “chợ đen” tiếp đà tăng phiên cuối tuần

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Lên xuống thất thường

Tỷ giá USD hôm nay 23/11/2024: Chỉ số USD Index đạt mức 107,5 điểm

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay 23/11/2024: Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong hai tuần

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Vàng lại vượt ngưỡng 2.700 USD

Giá vàng chiều nay 22/11/2024: Vàng nhẫn chỉ cách đỉnh cũ 3 triệu đồng

Giá vàng thế giới được hỗ trợ từ đà tăng của Bitcoin