Thứ ba 19/11/2024 06:21

Nợ xấu ngân hàng phình to trong năm 2024

Theo KBSV, những rủi ro khiến nợ xấu xấu phình to trong năm 2024 đến từ Thông tư 02 hết hiệu lực, các khoản nợ tái cơ cấu sẽ về đúng nhóm phân loại nợ.

Nợ xấu tăng quý thứ 4 liên tiếp

Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam - KB Securities Vietnam (KBSV) vừa có báo cáo cập nhật triển vọng nhóm ngân hàng, trong đó nhấn mạnh nợ xấu của toàn ngành đã tăng quý thứ tư liên tiếp kể từ khi Thông tư 14 liên quan đến tái cơ cấu nợ Covid-19 hết hiệu lực, tăng lên mức 2,2% (+6,9% so với quý liền kề trước đó). Tuy nhiên mức tăng của tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng chậm lại trong quý 3/2023 ngoại trừ nhóm ngân hàng quốc doanh do ảnh hưởng từ VCB ghi nhận nợ nhóm 4 tăng mạnh.

Theo KBSV, việc triển khai áp dụng Thông tư 02 tạo điều kiện cho các ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng đã góp phần kìm hãm sự gia tăng của nợ xấu. Số lượng thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9/2023, tổng dư nợ tái cơ cấu theo Thông tư 02 đạt 140 nghìn tỷ, chiếm 1,09% tổng tín dụng toàn hệ thống.

Nợ xấu của toàn ngành ngân hàng đã tăng quý thứ tư liên tiếp kể từ khi Thông tư 14 liên quan đến tái cơ cấu nợ Covid-19 hết hiệu lực

Trong số các ngân hàng KBSV có thông tin, VPB có nợ cơ cấu 14.900 tỷ đồng, xấp xỉ 2,86% dư nợ, và BID với gần 20.000 tỷ đồng xấp xỉ 1,5% dư nợ, giúp kiểm soát nợ xấu tăng vọt trong quý này.

Các ngân hàng còn lại do áp lực nợ xấu không quá lớn và không ưu tiên sử dụng Thông tư 02 do phải trích lập nhiều hơn nên phần nợ tái cơ cấu chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng dư nợ. Cụ thể: VCB 0,14%, ACB 0,4%, TCB 0,27%, MSB 0,25%, HDB 0,5%.

KBSV cũng cho biết, điểm tích cực về chất lượng tài sản của ngành ngân hàng trong quý này được thể hiện ở dư nợ nhóm 2 (G2) ghi nhận giảm 7,7% quý liền kề trước đó, trong khi các quý trước tăng liên tục, nợ xấu hình thành tăng chậm hơn so với quý liền trước ở tất cả các nhóm ngân hàng.

“Chúng tôi nhận thấy áp lực lên nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lớn và vừa như: MBB, TCB, TPB, MSB… vẫn còn do chịu tác động tiêu cực từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và những khó khăn từ phân khúc khách hàng cá nhân”, báo cáo của KBSV chỉ rõ.

KBSV cho rằng, chất lượng tài sản của các ngân hàng tạm thời sẽ được kiểm soát ở mức hiện tại cho đến hết năm 2023, tuy nhiên sẽ cần lưu ý hơn khi bước sang năm 2024.

Những rủi ro khiến nợ xấu xấu phình to trong năm sau có thể đến từ: Thông tư 02 hết hiệu lực vào tháng 06/2024, các khoản nợ tái cơ cấu trước đây sẽ về đúng nhóm phân loại nợ; bộ đệm dự phòng của các ngân hàng thu hẹp trong năm 2023 khiến dư địa xử lý nợ cho năm sau không nhiều.

Hiện tại, tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu giữa các ngân hàng có sự phân hoá rõ rệt, nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn duy trì bộ đệm trên 200%, trong khi tỷ lệ này ở các nhóm ngân hàng còn lại đều đã dưới mức 100% tính đến quý 3.

Theo KBSV, các ngân hàng có tệp khách hàng đa dạng, trích lập đầy đủ, bộ đệm dự phòng vững chắc, ít phơi nhiễm với bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp sẽ có khả năng kiểm soát chi phí rủi ro tín dụng tốt hơn các ngân hàng khác. Nhóm ngân hàng top dưới với tỷ lệ bao phủ thấp (chỉ dưới 50%) sẽ chịu nhiều áp lực và không có dư địa để loại bỏ nợ xấu ra khỏi bảng cân đối.

Các nguồn thu tăng trưởng khiêm tốn

Theo KBSV, thu nhập lãi thuần (NII) toàn ngành tăng trưởng khiêm tốn trong bối cảnh hoạt động cho vay giảm tốc do môi trường vĩ mô kém thuận lợi. Hầu hết các ngân hàng chỉ ghi nhận mức tăng trưởng một chữ số trong 9 tháng đầu năm nay, trong khi cùng kỳ mức tăng trưởng ghi nhận trong khoảng 10-25%. Thu lãi thuần ở nhóm ngân hàng quốc doanh dẫn đầu với mức tăng trưởng 4,82% so với 9 tháng năm 2022, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lớn và vừa cũng có mức tăng trưởng khiêm tốn hơn với 3%, trái lại NII của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ giảm 3,5% cùng kỳ năm trước. KBSV kỳ vọng quý 4 các ngân hàng sẽ ghi nhận kết quả tích cực hơn được hỗ trợ bởi tín dụng tăng tốc trong những tháng cuối năm.

Thu ngoài lãi (NFI) - chiếm 20-25% trong tổng thu nhập hoạt động, cũng có diễn biến tương tự với thu lãi thuần bởi những làn gió ngược trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm từ đầu năm nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến các nguồn thu phí của các ngân hàng. Bù lại, một số ngân hàng đã tận dụng được biến động trên thị trường trái phiếu Chính phủ để thu lời từ hoạt động kinh doanh chứng khoán trong quý 3 (+20% quý liền trước đó), góp phần kìm hãm đà giảm của tổng thu ngoài lãi.

Theo quan điểm của KBSV, các ngân hàng sẽ cần thêm thời gian để đưa NFI quay trở lại đà tăng trưởng như các năm trước: Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư còn phụ thuộc vào mức độ phục hồi của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đặc biệt là niềm tin của nhà đầu tư, mặc dù được kỳ vọng hồi phục trở lại trong năm 2024 trên nền thấp năm 2023 nhưng sẽ khó tăng mạnh như giai đoạn bùng nổ 2019-2021.

Bên cạnh đó, tăng trưởng phí bán bảo hiểm qua ngân hàng dần phục hồi khi các ngân hàng cùng công ty bảo hiểm cải thiện chất lượng dịch vụ, bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

KBSV ước tính lợi nhuận trước thuế của 27 ngân hàng có xu hướng giảm so với quý trước nhưng tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái, và có sự phân hoá giữa các nhóm ngân hàng. Ngoại trừ nhóm ngân hàng quốc doanh có mức tăng trưởng dương, các ngân hàng còn lại trong hệ thống đều có mức giảm so với quý 3/2022.

Điều này được giải thích bởi tăng trưởng tín dụng dưới mức kỳ vọng và NIM bị thu hẹp; nhiều ngân hàng tăng mạnh trích lập dự phòng trong bối cảnh chất lượng tài sản suy giảm nghiêm trọng; chi phí hoạt động 9 tháng 2023 ghi nhận tăng so với cùng kỳ ở hầu hết các ngân hàng, mức tăng chung của cả ngành là 7%.

Trong kịch bản cơ sở tăng trưởng tín dụng cho năm 2024 đạt 13-14%, chi phí hoạt động tiếp tục được kiểm soát, nhưng áp lực chi phí tín dụng cao sẽ chi phối lợi nhuận trước thuế. Nhìn chung dự phóng tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng trong danh mục theo dõi đạt 10% trong năm sau.

KBSV nhận định: "Hiện ngành ngân hàng đang có mức P/B ở mức 1.4x - tương đương với mức -1 std trung bình 10 năm và tiệm cận với đáy năm 2020 và 2022 (1.3x). Trong ngắn hạn, ngành ngân hàng sẽ vẫn phải đối mặt với những khó khăn nhất định, song vẫn có những điểm sáng. Với triển vọng dài hạn của ngành ngân hàng tại Việt Nam, mức giá hiện tại hấp dẫn để các nhà đầu tư mua vào những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt".

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Nợ xấu

Tin cùng chuyên mục

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá