Thứ năm 02/01/2025 02:37

Nỗ lực phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nhu cầu tăng trưởng kinh tế đang cần những giải pháp có hiệu quả để phục hồi tổng cầu đang sụt giảm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.

Đây là ý kiến nhiều chuyên gia tại tọa với chủ đề: "Phục hồi tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tếtrong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Tạp chí Kinh tế Việt Nam phối hợp tổ chức sáng 11/7/2023.

Đưa ra nhiều con số minh chứng cho sự sụt giảm của tổng cầu vẫn đang diễn ra, ông Nguyễn Thành Hiếu, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân dẫn chứng GDP 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 3,72%, đây là mức tăng thấp so với GDP cùng kỳ trong giai đoạn 10 năm qua (chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% cùng kỳ của năm 2020 – do ảnh hưởng mạnh của Covid-19 thời điểm đó).

Quang cảnh toạ đàm

Vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt khoảng 232,2 nghìn tỷ đồng, chỉ tương đương 33% so với kế hoạch năm. Vốn thực hiện từ khu vực ngoài Nhà nước 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 2% so với cùng kỳ, so với mức tăng trong năm 2022 là 9,5%.

Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 đạt 13,43 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ. Tuy nền kinh tế có xuất siêu song kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm mạnh so với cùng kỳ, lần lượt giảm 12,1% và 18,2% do nhu cầu từ các thị trường chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, ASEAN, EU và một số quốc gia Đông Á đều giảm.

Lượng xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh nhất với mức 22,6%, lượng nhập khẩu từ Hàn Quốc chứng kiến mức giảm 25,6% - lớn nhất trong các thị trường chính. Điều này cũng khiến cho sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Việt Nam giảm mạnh so với cùng kỳ. Cũng trong 6 tháng đầu năm, tín dụng nền kinh tế chỉ tăng 3,13% trong khi cùng kỳ năm trước tăng 8,51%.

Điều này đòi hỏi Chính phủ và các bộ, ban, ngành liên quan cần khẩn trương có những biện pháp thích hợp, kịp thời để phục hồi tổng cầu, phát triển kinh tế trong bối cảnh mới”, ông Hiếu nói.

Câu chuyện phục hồi tổng cầu không phải là câu chuyện mới với nền kinh tế Việt Nam song đang càng lúc cần đến những giải pháp kịp thời hơn thay vì quá lệ thuộc vào độ trễ của chính sách.

Nhìn rộng hơn, theo ông Jonathan Pincus, kinh tế trưởng của UNDP tại Việt Nam, nhu cầu phục hồi tổng cầu của Việt Nan diễn ra khi nền kinh tế toàn cầu vẫn đang phục hồi yếu từ một loạt các cú sốc như Covid-19, Trung Quốc mở cửa muộn và đã không còn là nguồn cầu của thế giới, chuỗi cung ứng đứt gãy. Cùng đó là xung đột Nga – Ukraine cũng như sự xuất hiện của trào lưu bảo hộ thương mại.

Bối cảnh đó đã khiến cho cầu xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục yếu đi. Việt Nam hiện dựa quá nhiều vào chính sách tiền tệ để kích cầu trong khi các công cụ tài khoá đã không được sử dụng đúng mức làm chậm tăng trưởng cầu. Bởi vậy nay là lúc Việt Nam cần nhiều công cụ tài khoá hơn cũng như minh bạch các chính sách tài khoá.

Phân tích sâu hơn về thực trạng tổng cầu ở Việt Nam, ông Phạm Thế Anh -Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân nhìn nhận, hiện cả 3 động lực từ phía cầu của Việt Nam đều đang suy yếu. Đầu tiên là tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng tốt trong quý I nhưng đã chậm lại trong quý II. Theo vị chuyên gia này, tiêu dùng dự kiến sẽ còn tăng chậm lại do lãi suất cao, thu nhập và tài sản của người dân đều giảm.

Trong khi đó một yếu tố động lực nữa là đầu tư công tuy có tăng khá song vẫn dưới mức kế hoạch. Đáng chú ý là đầu tư tư nhân tăng rất chậm trong khi vốn FDI tuy ổn định song khó có khả năng tăng mạnh.

Yếu tố động lực thứ ba là xuất khẩu đang có xu hướng giảm mạnh qua các quý, đặc biệt là giảm mạnh ở khu vực có vốn FDI.

Tham luận của các chuyên gia

Để cải thiện các vấn đề trên theo ông Phạm Thế Anh, việc kích cầu rất cần đến các chính sách kịp thời, thực hiện mang tính tạm thời và đúng đối tượng. Trên cơ sở đó khuyến khích đầu tư tư nhân thông qua việc tiếp tục hạ lãi suất cho vay, đồng thời sử dụng tín dụng thuế đầu tư ngắn han.

Cùng với đó tiếp tục thúc đẩy nhanh đầu tư công, có hình thức kích thích tiêu dùng thông qua giảm thuế GTGT hàng thiết yếu, nâng mức thu nhập chịu thuế, trợ cấp an sinh xã hội.

Trong khi đó theo PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, để tăng trưởng mức 8 - 9% trong 2 quý còn lại của năm, cần có những giải pháp đột phá hỗ trợ nền kinh tế. Trong đó, cần khơi thông những nguồn lực, thúc đẩy đầu tư tư nhân vào những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

Một là phải bảo đảm ổn định hệ thống ngân hàng, vấn đề nợ xấu. Thứ hai là lãi suất phải phù hợp với rủi ro của doanh nghiệp vay vốn. Ngoại trừ những trường hợp những lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu hay với doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng công nghệ cao, còn lại là phải chấp nhận đó là thị trường.

Một vấn đề quan trọng hơn là phải ổn định được tỷ giá. Thời điểm này ổn định tỷ giá là rất quan trọng để tránh nhập khẩu lạm phát và tạo ra một nền tảng vĩ mô ổn định”, ông Trung nhấn mạnh.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Năm 2025 ngành Tài chính phải phản ứng chính sách kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng...

Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sỹ - đội quân văn hóa của Đảng

Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lào

Công tác lập pháp là điểm nhấn quan trọng trong năm 2024

Tổng Bí thư trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Ủy ban Dân tộc sau sắp xếp phải sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đội ngũ trí thức cùng đất nước tiến bước

Thành phố Huế chính thức trực thuộc Trung ương