Nỗ lực kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu là yếu tố quan trọng nhất kiềm chế đà tăng lạm phát!

Nỗ lực kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu là yếu tố quan trọng nhất kiềm chế đà tăng lạm phát! Đó là khẳng định chuyên gia kinh tế - TS. Võ Trí Thành.
Giá xăng dầu hôm nay 23/12: Chạm mức cao nhất hơn 2 tuần qua Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Tiếp đà tăng khi kỳ vọng nguồn cung giảm

Thưa ông, giá xăng hay giá điện, nếu tăng cao sẽ đẩy giá thành hàng hóa, tạo áp lực lạm phát, nhất là trong bối cảnh Việt Nam mở cửa trở lại và trên đà phục hồi kinh tế. Ông có thể đánh giá vai trò của việc bình ổn giá năng lượng đối với sự phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam?

Năm 2022, nền kinh tế trong nước đã có bước phục hồi nhưng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là giá cả xăng dầu nhiều thời điểm tăng cao, gây áp lực lên chi phí sản xuất, sinh hoạt, chi phí vận tải, tiềm ẩn rủi ro, thách thức, tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, sản xuất - kinh doanh và đời sống người dân, nhất là người nghèo, thu nhập thấp.

Năng lượng luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, năng lượng cũng là yếu tố quan trọng trong kinh tế vĩ mô và đằng sau nó là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Giá năng lượng là một trong các chi phí sản xuất – vận hành, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo kết quả một cuộc thăm dò về Tiêu thụ Năng lượng của NFIB (Liên đoàn Kinh doanh Độc lập Quốc gia, Mỹ), chi phí năng lượng là một trong 3 chi phí kinh doanh hàng đầu của 35% doanh nghiệp nhỏ. Tại Việt Nam, nhiều thông tin đã chỉ ra rằng ở nhiều ngành/lĩnh vực sản xuất công nghiệp, có những thời điểm chi phí năng lượng chiếm đến hơn 60% giá thành của sản phẩm.

Nỗ lực kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu là yếu tố quan trọng nhất kiềm chế đà tăng lạm phát!

Báo cáo của IMF, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và WB tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nâng mức dự báo về rủi ro lạm phát leo thang. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đạt 3% năm 2022, giảm mạnh so với mức dự đoán trước đó là 4,5%. Kinh tế thế giới ngày càng phải đối mặt rõ nét hơn với nguy cơ lạm phát cao đi kèm suy thoái tiềm ẩn.

Mặc dù lạm phát thế giới tăng cao nhưng lạm phát của Việt Nam chưa đáng lo ngại. Bình quân 9 tháng năm 2022, CPI của Việt Nam tăng khoảng 2,6% - 2,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo tôi, bình ổn được mặt bằng giá là việc rất quan trọng, đặc biệt là giá để giữ được ổn định vĩ mô, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư yên tâm mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư. Giá cả ổn định cũng giúp thu nhập của người dân không bị giảm đi, từ đó yên tâm chi tiêu, đầu tư nên sẽ giúp tổng cầu tăng. Như trong năm 2022, nỗ lực kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu, theo tôi, là yếu tố quan trọng nhất để kiềm chế được đà tăng lạm phát trong năm nay.

Theo đó, Chính phủ, các bộ, ngành cần tiếp tục nỗ lực trong công tác điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% và kiểm soát lạm phát khoảng 4% như đã đề ra.

Việc kiềm chế lạm phát đã được thực hiện khá tốt trong năm nay, song, nguy cơ lạm phát trong thời gian tới vẫn còn hiện hữu. Vậy theo ông cần tập trung vào các giải pháp trọng tâm nào để bình ổn giá năng lượng, kiểm soát lạm phát, kiềm chế CPI nhằm góp phần bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế?

Việt Nam có lịch sử kiểm soát tốt lạm phát trong 7 năm liền (2015 - 2021) đạt CPI dưới 4% và có tới 9 năm xuất siêu trong giai đoạn (2011 - 2021). Dự trữ ngoại hối tăng cao (đạt 105 tỷ USD năm 2021). Kinh tế Việt Nam trong 2 năm dịch Covid-19 (2020 - 2021) vẫn đạt tăng trưởng dương đã giúp tạo dư địa cho Chính phủ kiểm soát lạm phát.

Song hệ lụy từ giá năng lượng đã gây tác động lớn đến kinh tế thế giới - Việt Nam có ngoại lệ? Kể từ khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine, nhiều hệ lụy dẫn theo đã khiến nền kinh tế toàn cầu chao đảo. Việc gián đoạn nguồn cung năng lượng ảnh hưởng đến mọi thứ (từ giá lương thực, giá điện, cho đến tâm lý của người tiêu dùng...).

Các cú sốc về giá năng lượng có thể gây ra những trở ngại lớn cho triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Vì vậy, khi xảy ra khủng hoảng năng lượng tại châu Âu và thế giới, Việt Nam gặp phải một cạnh tranh rất là lớn ở trên thế giới trong câu chuyện về nguồn cung, liên quan đến vấn đề giá cả và khủng hoảng sẽ ảnh hưởng lớn trong các kế hoạch triển khai về đầu tư cho năng lượng cũng như phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.

Nỗ lực kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu là yếu tố quan trọng nhất kiềm chế đà tăng lạm phát!
Chuyên gia kinh tế - TS. Võ Trí Thành

Thực tế là thời gian vừa qua, giá xăng dầu trong nước tăng cao đã tác động lớn đến sản xuất kinh doanh và cuộc sống của người dân nhưng Chính phủ đã có những động thái kịp thời để xử lý ngay tại chỗ. Tuy nhiên, việc xử lý này có thể thực hiện trong điều kiện Việt Nam vẫn còn có nguồn để điều chỉnh.

Còn trong trường hợp có nhiều tác động cùng xảy ra, Việt Nam có thể phải đối mặt với tình huống không có bất kỳ một phương án nào để xử lý khi khủng hoảng năng lượng.

Vì vậy, ngay từ bây giờ, Việt Nam cần có sự thay đổi về thói quen tiêu dùng cũng như có sự thay đổi về cách làm chính sách và thực hiện chính sách với tầm nhìn dài hạn hơn, thực tế hơn so với hiện nay. Trên cơ sở đó vấn đề dự báo giá cả năng lượng cũng phải xem xét tính toán cụ thể để đem lại hiệu quả cao.

Tôi cho rằng không chỉ xăng dầu, mà cả các mặt hàng khác cũng phải vận hành dựa trên các nguyên tắc này. Mục tiêu của chúng ta trong điều hành giá là phải linh hoạt, kịp thời, đúng thời điểm, tránh những “cú sốc” cho nền kinh tế.

Việc điều hành giá xăng dầu vừa qua của các bộ ngành đã có nhiều nỗ lực, kịp thời, phù hợp, đảm bảo khả năng chấp nhận của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế tác động đến tổng cầu phải rất cẩn trọng, đặc biệt là chính sách nới lỏng tiền tệ. Điều quan trọng nhất là hướng dòng tiền vào khu vực sản xuất để tránh tạo sức ép cho lạm phát.

Những diễn biến khó lường trên thị trường năng lượng hiện nay khiến nhiều nền kinh tế phải coi chuyển dịch sang năng lượng xanh là ưu tiên sống còn. Vậy, bài toán đối với Việt Nam trong vấn đề chuyển đổi năng lượng năm 2023 là gì, thưa ông?

Chuyển đổi năng lượng cũng là một trong những yếu tố được dự đoán sẽ là mục tiêu của nhiều nước châu Âu trong đó có Việt Nam năm 2023.

Bài toán đối với Việt Nam là chuyển đổi năng lượng xanh song song với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng. Bởi dự báo nhu cầu về năng lượng và điện của Việt Nam những năm tới sẽ tăng trưởng nhanh trong quá trình hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Bên cạnh đó, nhận thức và hành động trong sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cũng như trong quản lý nhu cầu phụ tải cần phải được tất cả các cấp, các bộ ngành và người dân nâng cao hơn nữa để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tránh tình trạng phải trả giá điện hoặc giá năng lượng rất cao như các nước châu Âu hiện nay.

Chuyển đổi năng lượng xanh trong đó có chuyển đổi năng lượng điện, chuyển đổi năng lượng về giao thông, chuyển đổi năng lượng dịch vụ, chuyển đổi xây dựng trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp giảm CO2, giảm khí nhà kính là hướng đi đúng đắn.

Để đạt các mục tiêu về phát triển xanh, bền vững, Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách, cam kết mạnh mẽ nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch, lối sống xanh và phát triển một nền kinh tế thân thiện với môi trường.

Với định hướng tiến tới trung hòa phát thải khí CO2 vào năm 2050, trong Dự thảo Quy hoạch điện VIII và “Quy hoạch tổng thể năng lượng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050” đã dự kiến sẽ từng bước chuyển dịch sang các nhiên liệu sạch như: Điện khí dần thay thế điện than; nhiên liệu than được đốt kèm với sinh khối với tỷ lệ tăng dần, trong dài hạn chuyển từ đốt than sang đốt amoniac (HN3) xuất xứ từ điện phân bởi các nguồn điện gió, điện mặt trời; khí đốt sẽ được thay thế dần bằng hydro được điện phân bởi nguồn điện không phát thải…

Để có thể từng bước chuyển dịch nhiên liệu theo hướng nói trên, kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương cần sớm cho nghiên cứu, khuyến khích sản xuất thử nghiệm các loại hình nhiên liệu này, tận dụng các hỗ trợ, hợp tác nghiên cứu công nghệ từ quốc tế để nắm bắt xu hướng, giá cả và chủ động lộ trình áp dụng khi điều kiện thích hợp.

Xin cám ơn ông!

Lan Anh (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá xăng dầu hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Thu hút đầu tư, phát triển ngành hóa chất theo định hướng

Thu hút đầu tư, phát triển ngành hóa chất theo định hướng ''xanh''

Xử lý hiệu quả điều tra phòng vệ thương mại đòi hỏi sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp

Xử lý hiệu quả điều tra phòng vệ thương mại đòi hỏi sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp

TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

Lời giải nào cho bài toán thiếu nguyên liệu sản xuất da giày?

Lời giải nào cho bài toán thiếu nguyên liệu sản xuất da giày?

Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

GS. TSKH Trần Quốc Tuấn: Chưa mua bán điện mặt trời mái nhà là giải pháp tình thế hiện nay

GS. TSKH Trần Quốc Tuấn: Chưa mua bán điện mặt trời mái nhà là giải pháp tình thế hiện nay

Thực phẩm bẩn bủa vây trường học: Không dừng ở ngộ độc

Thực phẩm bẩn bủa vây trường học: Không dừng ở ngộ độc

Bộ Công Thương và VAST đề xuất một số định hướng nghiên cứu chuyên sâu

Bộ Công Thương và VAST đề xuất một số định hướng nghiên cứu chuyên sâu

Lập nhóm thông tin chốt kiểm tra nồng độ cồn: Cách “né” tốt nhất là… tuân thủ pháp luật!

Lập nhóm thông tin chốt kiểm tra nồng độ cồn: Cách “né” tốt nhất là… tuân thủ pháp luật!

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bộ Công Thương luôn chú trọng công tác tập huấn tài chính, kế toán

Bộ Công Thương luôn chú trọng công tác tập huấn tài chính, kế toán

Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa lưu hành thuốc lá điện tử

Quan điểm của Bộ Công Thương về quản lý thuốc lá thế hệ mới

Quan điểm của Bộ Công Thương về quản lý thuốc lá thế hệ mới

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Xem thêm