Những nhầm tưởng về dinh dưỡng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương
Trong một bài kiểm tra kiến thức dinh dưỡng tổng quát được triển khai kèm theo khảo sát, dưới một phần tư (23%) người tham gia trả lời chính xác một nửa số câu hỏi trở lên. Khảo sát này không những chỉ ra mức độ kiến thức khá hạn hẹp về dinh dưỡng tổng quát của người tiêu dùng trong khu vực, mà còn tiết lộ rằng dưới 4/10 (38%) người tiêu dùng thể hiện sự tự tin về kiến thức dinh dưỡng của bản thân.
Những thông tin đáng lưu ý từ Khảo sát những nhầm tưởng về dinh dưỡng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương |
Ông Stephen Conchie - Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc điều hành Herbalife Nutrition tại Châu Á Thái Bình Dương phát biểu: Với vô vàn nguồn thông tin dinh dưỡng và sự lan truyền của những nhầm tưởng về dinh dưỡng, người tiêu dùng gặp khó khăn hơn bao giờ hết khi muốn tiếp nhận thông tin chính xác và phân biệt những thông tin dinh dưỡng thực tế với nhầm tưởng. Điểm số thấp của người tiêu dùng trong bài kiểm tra kiến thức dinh dưỡng tổng quát càng cho thấy tầm quan trọng của việc tiếp thu kiến thức chính xác từ các nguồn tin cậy.
Với kết quả chi tiết từ cuộc khảo sát này, chúng tôi muốn nêu ra những hạn chế đáng lưu ý về thông tin dinh dưỡng và góp phần cải thiện những hạn chế này nhằm giúp người tiêu dùng có được những kiến thức dinh dưỡng cần thiết để có được sức khỏe mong muốn.
Theo đó, khi người tiêu dùng được hỏi về các nguồn họ sử dụng để tìm kiếm thông tin liên quan đến dinh dưỡng: 68% nói rằng họ dùng mạng truyền thông xã hội; 64% tham khảo từ bạn bè và gia đình; và 59% sử dụng các ấn phẩm và trang web truyền thông ít nhất một lần mỗi tháng.
Mặc dù mạng truyền thông xã hội là kênh được dùng thường xuyên nhất, người tiêu dùng bày tỏ mức độ tin tưởng thấp nhất về độ tin cậy của kênh này trong việc cung cấp thông tin dinh dưỡng chính xác. Cụ thể chỉ 3/10 (tức 30%) người tiêu dùng bày tỏ sự tin tưởng mạnh mẽ về độ chính xác của những thông tin có được từ mạng truyền thông xã hội; Tuy nhiên, hơn 7/10 người (72%) nói rằng họ vô cùng tin tưởng độ chính xác của những thông tin có được từ chuyên gia y tế, và hơn một nửa số người tiêu dùng (54%) bày tỏ sự tin tưởng mạnh mẽ về độ chính xác của những thông tin có được từ các công ty dinh dưỡng.
Liên quan đến mức độ hữu ích của các nguồn thông tin dinh dưỡng, dưới một nửa số người tiêu dùng (48%) nói rằng những thông tin thu nhận được từ mạng truyền thông xã hội rất hoặc cực kỳ hữu ích. Thay vào đó, người tiêu dùng thấy rằng những thông tin dinh dưỡng nhận được từ chuyên gia y tế (74%), công ty dinh dưỡng (60%), cũng như các ấn phẩm và trang web truyền thông (53%) giúp ích hơn cho họ.
Trong khi hơn 7/10 (tức 72%) người tiêu dùng Châu Á Thái Bình Dương nói rằng, việc trang bị kiến thức dinh dưỡng phù hợp và chính xác có vai trò rất hoặc cực kỳ quan trọng, thì chỉ có 3/10 (27%) người thừa nhận rằng họ nhận được thông tin đầy đủ về dinh dưỡng. Các rào cản chính bao gồm: Sự lan truyền của những nhầm tưởng và thông tin sai lệch về dinh dưỡng trên mạng (40%); thiếu thông tin dinh dưỡng từ các trang web của chính phủ hoặc cơ quan y tế (16%); và thiếu thông tin dinh dưỡng từ các chuyên gia y tế (16%).
Do đó, những nỗ lực chung của Chính phủ, các cơ quan y tế và ngành dinh dưỡng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc trang bị cho người tiêu dùng những kiến thức cơ bản và lợi ích của chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ họ trên hành trình hướng tới cuộc sống khỏe mạnh.