Thứ hai 18/11/2024 07:17

Nhu cầu tăng cao, hoa quả bổ sung vitamin C “cháy hàng”

Không chỉ giá gừng, sả, chanh “nhảy múa”, để tăng cường sức khỏe, nhiều người đổ xô mua các loại hoa quả như cam, bưởi khiến các loại quả này đắt như tôm tươi, giá vụt tăng mạnh. Các đầu mối bán lên đến hàng tấn quả mỗi ngày vẫn kêu “cháy hàng”.

Cam, bưởi là loại hoa quả chứa nhiều nước và giàu vitamin C, giúp tăng sức đề kháng, là sự lựa chọn của nhiều người trong mùa dịch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc mua bán vận chuyển rất khó khăn hơn. Thời gian này, trước sự tăng liên tục các ca F0 ở Hà Nội, để tăng cường sức đề kháng, chị Kim Anh ở Hoàng Mai (Hà Nội) đã chọn mua các loại trái cây bổ sung vitamin C cho gia đình. Vừa đặt mua được 5kg cam sành Hà Giang ở địa chỉ bán hoa quả quen, chị Kim Anh bất ngờ khi giá cam được cửa hàng được báo tăng lên 210.000 đồng/5kg, tức là 42.000 đồng/kg.

Chị Kim Anh chia sẻ, vừa cuối tuần vừa rồi cũng đặt mua loại cam này với giá khoảng 25.000 đồng/kg. Giá cam hiện tại còn được người bán tính theo size quả, quả càng to thì giá càng cao. Dù cam quả to hay nhỏ đều “cháy hàng”.

Tương tự, chị Thanh Hà (Giáp Bát, Hà Nội) tìm mua cam trên chợ mạng nhưng đặt mua đều không được, ai cũng báo hết hàng. “Do không có nhiều thời gian tìm kiếm nên thi thoảng tôi mới lên mạng xem được các bài đăng bán cam sành vắt nước, hoặc bưởi là hỏi mua. Nhưng hỏi đến 4-5 người bán, họ đều báo hết hàng và chưa biết bao giờ sẽ về tiếp” - chị Hà chia sẻ. Sau đó, chị Hà phải đặt hàng và chuyển cọc trước tiền cho một người gom đơn đặt hàng cam. Mới nhập về với giá 40.000 đồng/kg và chưa tính phí vận chuyển. Và được hẹn cuối tuần có hàng.

Nhu cầu tăng cao, hoa quả bổ sung vitamin C “cháy hàng”

Người bán cho hay, giá cam hiện tăng theo ngày, giá mua buôn đầu vào tăng tới vài giá, thêm chi phí vận chuyển nên giá bán ra phải tăng lên, nếu không thì lỗ vốn. Tình hình dịch phức tạp, nhu cầu người dân tăng cao đã khiến cho cam trở thành mặt hàng “hot” không kém gừng, sả, chanh… trên thị trường. Giá cam sành hiện tại đã tăng gần như gấp đôi so với trước đó nhưng vẫn thường xuyên trong tình trạng cháy hàng. Nhiều người mua phải đặt trước cả tuần.

Qua tìm hiểu trên thị trường đang có các loại cam Hà Giang, cam Hàm Yên (Tuyên Quang), cam Nghệ An, cam đường Ôn Châu... Trong đó cam Hà Giang, cam Hàm Yên được người tiêu dùng chọn mua nhiều bởi loại cam này chín cuối vụ, độ ngọt cao và vắt được nhiều nước.

Cam tươi đắt khách mùa dịch

Chị Đỗ Hoa, một tiểu thương chuyên bán hoa và quả online ở quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, cả tuần nay, cam Hà Giang, cam Hàm Yên liên tục được khách hỏi đặt mua từ 3kg trở lên. “Đầu tuần vừa rồi, tôi bán cả tấn cam, khách toàn đặt theo combo 3kg, 5kg, 10kg, có người lấy 20kg để ăn dần”. Theo chị Đỗ Hoa, giá cam lấy buôn mấy ngày nay tăng cao, lấy giá cao thì tiểu thương cũng phải bán cho khách giá cao. Như hôm nay bên đầu lấy hàng đã báo giá lên tới 24.000-25.000 đồng/kg mà còn không có hàng để lấy.

Thêm vào đó, đầu mối phía Hà Giang đang báo do tình hình thời tiết xấu nên vườn không cắt được, cam chín dễ rụng lại càng không có nhiều. Những điều này khiến giá cam tươi đắt hơn trước. “Mấy ngày này rất nhiều khách quen hỏi mua cam mà nhà tôi chỉ toàn phải hẹn khi nào có sẽ báo sau và nếu có thì chắc cũng không còn giá dưới 30.000 đồng/kg. Việc thuê shipper trong thời gian này khá khó lại giá tăng” – chị Hoa nói.

Ngoài cam Hà Giang, thị trường hiện nay còn có cam đường Ôn Châu, quả rất ngọt, ngon như quýt Úc, giá 40.000 – 45.000 đồng/kg cũng khá nhiều khách hỏi mua. Còn loại cam Vinh (Nghệ An) có giá bán từ 15.000 đồng/kg, quả mọng nước, ngọt và hơi chua nhẹ, cũng dùng để bóc vỏ hoặc pha nước nhưng khách vẫn hỏi mua cam sành Hà Giang.

Theo anh Trường- mối chuyên đổ buôn cam cho tiểu thương bán lẻ ở chợ dân sinh quận Hoàng Mai, giá cam có khi thay đổi theo ngày, cả xe cam gần 5 tấn mới chuyển về Hà Nội đổ buôn cho các tiểu thương một buổi sáng đã hết. Giá cam Hàm Yên, cam Hà Giang lên khoảng 22.000 - 25.000 đồng/kg, tùy loại; chưa kể giá xăng dầu cũng vừa tăng khiến chi phí vận chuyển, giá nhập cao hơn…

Như giờ này năm ngoái, giá rẻ hơn, đổ buôn giá từ 6.000- 7.000 đồng/kg, năm nay trái ngược hẳn, càm sành về đến đâu hết đến đó, còn không đủ trả cho khách mua buôn chứ không cần phải đứng đường bán lẻ- anh Trường cho hay.

Trang Anh

Tin cùng chuyên mục

Giá tiêu hôm nay 18/11/2024: Đắk Nông thu mua cao nhất, 140.000 đồng/kg

Tỷ giá USD hôm nay 18/11/2024: Đồng USD tiếp tục tăng 5 tuần liên tiếp

Giá xăng dầu hôm nay 18/11/2024: Nhận định về giá dầu trong tuần mới

Giá vàng hôm nay 18/11/2024: Vàng SJC giữ mốc 83,5 triệu đồng/lượng bán ra

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Dự báo giá vàng có thể tiếp đà giảm mạnh, người dân thận trọng khi mua vàng đầu tư

Chuyên gia dự báo lạc quan về giá vàng trong tuần mới?

Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/11: Biến động trái chiều, tăng giảm nhẹ trong tuần qua

Giá heo hơi hôm nay 17/11/2024: Cả nước đồng loạt giữ giá, cao nhất là 64.000 đồng/kg

Giá bạc hôm nay 17/11/2024: Bạc tiếp tục lao dốc dưới áp lực của đồng USD

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024: Trong nước tiếp tục tăng đồng loạt

Tỷ giá USD hôm nay 17/11/2024: Đồng USD vẫn neo trên mức 106

Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 17/11/2024: Dự kiến giảm

Giá vàng hôm nay 17/11/2024: Giá vàng giảm đến mức nào?

Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam

Giá vàng chiều nay 16/11/2024: Giá vàng nhẫn tăng đến bao giờ?

Giá vàng nhẫn tăng cả triệu đồng, người mua vàng nhiều hơn người bán

Giá lúa gạo hôm nay ngày 16/11: Gạo nguyên liệu trắng thơm dẻo nhích, nông dân chào bán lúa giá cao