Nhiều loại hàng hoá vẫn tiếp tục thẩm lậu qua biên giới Tây Nam

Mặc dù các cơ quan chức năng đã lập thêm chốt canh, lực lượng để kiểm soát dịch Covid-19 đồng thời chống buôn lậu nhưng nhiều mặt hàng vẫn tiếp tục thẩm lậu qua biên giới Tây Nam với nhiều hình thức tinh vi.

Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ buôn lậu hàng hoá qua biên giới Tây Nam. Hàng nhập lậu chủ yếu gồm thuốc lá, đường cát, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng, heo sống, thuốc tây, xăng dầu, ma tuý… Trên đất liền, các đối tượng chia nhỏ hàng tuồn qua biên giới và cất dấu ở những địa điểm vắng, khi bị phát hiện thường là hàng vô chủ. Trên vùng biển, các đối tượng giả dạng người đi đánh cá, vận chuyển hàng hoá thông thường để vận chuyển, mua bán hàng lậu, hoạt động này thường diễn ra ngoài khơi xa và trong đêm.

Đơn cử tại khu vực biển thuộc đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang, ngày 9/3, lực lượng Cảnh sát biển đã kiểm tra chiếc tàu vỏ gỗ mang số hiệu TG 90199 TS, phá hiện vận chuyển khoảng 100.000 lít dầu DO không có hóa đơn, chứng từ và đã bị lập biên bản chờ xử lý.

Nhiều loại hàng hoá vẫn tiếp tục thẩm lậu qua biên giới Tây Nam
Cảnh sát biển bắt giữ tàu vỏ gỗ vận chuyển 100.000 lít dầu DO không có chứng từ ở Kiêng Giang

Tại khu vực tỉnh An Giang, từ đầu năm đến nay, hoạt động buôn lậu diễn ra khá phức tạp, mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường lực lượng kiểm soát trên khu vực biên giới để phòng chống người nhập cảnh trái phép và chống buôn lậu hàng hoá qua biên giới.

Chẳng hạn, ngày 7/3 lực lượng liên ngành chống buôn lậu khu vực biên giới đã phát hiện 4 thùng hàng tại khu đất trống thuộc khóm Châu Quới 3, phường Châu Phú B, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang chứa 5.460 vỉ tân dược. Tại thời điểm kiển tra, lô hàng bị thu giữ trị giá khoảng 100 triệu đồng là hàng vô chủ.

Cũng tại khu đất trống này, đầu tháng 3/2021, lực lượng chống buôn lậu đã phát hiện 4.236 hộp tân dược, lô hàng trị giá hơn 100 triệu đồng cũng là hàng vô chủ. Trước đó, tại khu vực cầu kênh đào, ấp Mỹ Chánh, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, lô hàng vô chủ gồm 528 chai dầu nóng, 714 chai dầu gió nhập lậu đã bị lực lượng chống buôn lậu thu giữ.

Trong tháng 2/2021, các cơ quan chức năng của tỉnh An Giang đã phát hiện 178 vụ hàng lậu, hàng cấm; trị giá hàng hoá bị thu giữ khoảng 4,3 tỷ đồng; giảm 35,5% so với tháng trước nhưng tăng 48,3% so với cùng kỳ. Trong 2 tháng đầu năm 2021, lực lượng chống buôn lậu đã phát hiện 454 vụ vi phạm, hàng vi phạm trị giá hơn 8,6 tỷ đồng, trong đó có 190.562 gói thuốc lá và gần 16 tấn đường cát nhập lậu.

Ông Huỳnh Ngọc Hổ - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh An Giang - cho biết, từ đầu năm đến nay, tình hình buôn lậu hàng hóa qua biên giới, chứa trữ, vận chuyển hàng lậu đi các nơi trên địa bàn An Giang vẫn diễn biến khá phức tạp. Hàng lậu chủ yếu là thuốc lá, rượu bia, nước giải khát, mỹ phẩm, tân dược… hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, thường tổ chức vào ban đêm và trên các địa bàn có nhiều sông rạch.

Tại khu vực biên giới thuộc tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp từ đầu năm đến nay các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra tình hình người nhập cảnh trái phép và chống buôn lậu. Tuy nhiên nhiều mặt hàng như thuốc lá, thuốc tây, quần áo, giày dép, mỹ phẩm vẫn tiếp tục thẩm lậu qua biên giới.

Ông Phạm Đức Chinh - Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Long An - cho biết: tình hình buôn lậu trên tuyến biên giới tỉnh Long An thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu được kìm chế, kiểm soát ổn định, không phát sinh, hình thành các điểm nóng, diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, hiện tại nhiều loại hàng hoá vẫn tiếp tục tuồn qua biên giới dưới hình thức nhỏ lẻ.

Theo ông Chinh, từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng chống buôn lậu của Long An đã phát hiện gần 300 vụ vận chuyển, kinh doanh hàng lậu. Tính từ đầu năm 2021 đến thời điểm 10/3, lực lượng QLTT Long An đã xử lý 12 trường hợp vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu, 2 trường hợp kinh doanh thuốc lá nhập lậu; đã thu giữ 8.970 gói thuốc lá, 2 xe ô tô, 5 xe máy là phương tiện vận chuyển hàng lậu.

Tại Long An, không chỉ có thuốc lá, đường cát, đồ tiêu dùng, ma tuý mà gần đây còn có tình trạng nhập lậu heo sống từ Campuchia và có người đã trả giá bằng án tù. Cụ thể, ngày 9/3, Tòa án Nhân dân huyện Tân Hưng, tỉnh Long An đã tuyên phạt bị cáo Cao Văn Đ 9 tháng tù giam và bị cáo Lâm Hoàng N 6 tháng tù treo về tội buôn lậu qua biên giới. Ngoài án tù, toà án còn xử phạt bổ sung mỗi bị cáo 20 triệu đồng, đồng thời tịch thu hơn 173 triệu đồng thu lợi bất chính từ hành vi buôn lậu 25 con heo, trọng lượng 2.282kg từ Campuchia về Việt Nam.

Nhiều loại hàng hoá vẫn tiếp tục thẩm lậu qua biên giới Tây Nam
Lực lượng QLTT tỉnh Long An bắt giữ hai xe máy vận chuyển thuốc lá nhập lậu

Nhằm kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, nhất là tình hình buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam, các địa phương hiện đã lập kế hoạch kiểm soát chặt từng khu vực trọng điểm, những mặt hàng nổi cộm trên địa bàn.

Tại địa bàn tỉnh Kiêng Giang, lực lượng chống buôn lậu đã được yêu cầu phối hợp với các sở ngành, chính quyền cấp cơ sở tập trung tăng cường tuần tra, kiểm tra; tổ chức chia sẻ thông tin giữa các lực lượng chức năng để phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Mặt khác, các lực lượng cần xác lập chuyên án để mở rộng xác minh, điều tra để triệt phá tận gốc, đánh trúng đối tượng cầm đầu. Cùng với công tác tăng cường lực lượng và tần suất thanh kiểm tra, các đơn vị chống buôn lậu cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách, pháp luật, vận động người dân, nhất là cư dân vùng biên giới không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Trần Thế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Buôn lậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đồng Tháp: Phát hiện sai phạm tại 2 tiệm vàng Sớm Jewelry và Mười To ở huyện Lấp Vò

Đồng Tháp: Phát hiện sai phạm tại 2 tiệm vàng Sớm Jewelry và Mười To ở huyện Lấp Vò

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp vừa lập biên bản vi phạm hành chính đối với 2 tiệm vàng cùng ở xã Định Yên, huyện Lấp Vò.
Quảng Ninh: Tiêu hủy hơn 15 nghìn con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Quảng Ninh: Tiêu hủy hơn 15 nghìn con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 4/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh thông tin, đơn vị này vừa phát hiện và tiêu hủy 15.100 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hà Giang: Tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove

Hà Giang: Tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove

Cục Quản lý thị trường Hà Giang vừa phối hợp giám sát việc tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove.
Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh vừa phát hiện, xử lý và buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thái Nguyên: 4 tháng, Quản lý thị trường xử lý 270 vụ vi phạm

Thái Nguyên: 4 tháng, Quản lý thị trường xử lý 270 vụ vi phạm

Trong 4 tháng đầu năm, Quản lý thị trường Thái Nguyên kiểm tra xử lý 270 vụ, tổng số tiền thu nộp ngân sách và trị giá hàng hóa vi phạm tịch thu gần 5 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Liên tiếp xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhãn hiệu hàng hoá

Quảng Bình: Liên tiếp xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhãn hiệu hàng hoá

Trong thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã liên tục phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hoá vi phạm và tiến hành tiêu huỷ.
Lai Châu: Xử phạt cơ sở kinh doanh vàng không niêm yết giá

Lai Châu: Xử phạt cơ sở kinh doanh vàng không niêm yết giá

Lực lượng Quản lý thị trường Lai Châu đã xử phạt số tiền 1,5 triệu đồng đối với Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Tịnh Nguyệt do không thực hiện niêm yết giá.
Tây Ninh: Xử phạt hơn 90 triệu đồng hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Tây Ninh: Xử phạt hơn 90 triệu đồng hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh vừa xử phạt hơn 90 triệu đồng đối với một cơ sở do sản xuất, kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Quảng Ninh: Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ, giá hàng hóa mùa du lịch hè 2024

Quảng Ninh: Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ, giá hàng hóa mùa du lịch hè 2024

Mùa du lịch hè 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh sẽ tăng cường quản lý giá cả thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và du khách.
Thái Nguyên: Tiêu huỷ 520kg thực phẩm không bảo đảm vệ sinh

Thái Nguyên: Tiêu huỷ 520kg thực phẩm không bảo đảm vệ sinh

Ngày 3/5, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên thông tin, Đội Quản lý thị trường số 3 đã xử phạt chủ hàng và tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Kiên Giang: Xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Kiên Giang: Xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã kiểm tra 330 vụ, phát hiện và xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng.
Bắc Giang: Xử phạt doanh nghiệp vi phạm trong chế biến thực phẩm hơn 100 triệu đồng

Bắc Giang: Xử phạt doanh nghiệp vi phạm trong chế biến thực phẩm hơn 100 triệu đồng

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 100 triệu đồng đối với Công ty TNHH MTV Thương Nhung.
Nghệ An: Triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 2/5

Nghệ An: Triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 2/5

Cục Quản lý thị trường Nghệ An sẽ triển khai kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024.
Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang vừa có báo cáo công tác Quản lý thị trường quý I và phương hướng nhiệm vụ quý II năm 2024.
Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 26/4, Đội Quản lý thị trường số 2 (Lai Châu) tổ chức tiêu hủy 400 kg bánh không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Lực lượng quản lý thị trường Khánh Hoà đã kiểm tra liên tiếp 4 cơ sở kinh doanh, thu giữ hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu.
Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Ngày 26/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thông tin, đơn vị vừa phối hợp kiểm tra, phát hiện và tịch thu hàng hóa nhập lậu của Hộ kinh doanh trên địa bàn
Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Ông Trần Phước Trí, nguyên Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà.
Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên sẽ tiếp tục triển khai kiểm tra các cơ sở kinh doanh, mua bán vàng trên địa bàn.
Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Nhằm ngăn chặn việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vận nhập lậu, Đội Quản lý thị trường số 4 (Lai Châu) đã vận động các hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện.
Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Đội quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình) vừa kiểm tra, phát hiện và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.
Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa quyết định xử phạt đối với một hộ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử TikTok số tiền hơn 220 triệu đồng.
Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng 168 bị lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt 30 triệu đồng, do có vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành kiểm tra và phát hiện, xử phạt 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm trên địa bàn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động