Thứ ba 19/11/2024 13:43

Nhiều động vật “độc và lạ” được phát hiện tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong

Nhiều loại động vật hiếm và nguy cấp nằm trong sách đỏ được phát hiện tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong qua hình thức đặt bẫy ảnh.

Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong nằm về phía Tây-Nam huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, giáp với biên giới Việt-Lào và khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị. Khu vực này chủ yếu là rừng nhiệt đới thường xanh nằm trong vùng sinh thái rừng tự nhiên rộng lớn khoảng 500.000 ha, có tài nguyên rừng phong phú. Trong đó, Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong có tổng diện tích hơn 22.210 ha, được Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đánh giá là một trong 200 trung tâm đa dạng sinh học toàn cầu.

Nơi đây được ví như "Vườn thượng uyển” với sự tồn tại của các hệ sinh thái rừng vùng thấp và các loài động thực vật, đặc biệt là các loài thú lớn và các loài chim có kích thước lớn.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Ban quản ký Khu dự trữ Động Châu – Khe Nước Trong, hiện khu vực này là nơi cư trú của 76 loài thú, 214 loài chim và 671 loài bò sát. Trong đó có rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao. (Trong hình là chà vá chân nâu, một loài linh trưởng đặc hữu quý hiếm, đang trong tình trạng cực kỳ nguy cấp tại Việt Nam).

Cá thể gấu ngựa được bẫy ảnh ghi lại vào tháng 7/2022 tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong. Loài này có tên khoa học là Ursus thibetanus, thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm (theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP). Gấu ngựa được đưa vào sách đỏ của Hiệp hội Bảo tồn thế giới, là một trong số các động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng cần phải bảo tồn.

Sơn dương, tên gọi đầy đủ là sơn dương lục địa (Capricornis milneedwardsii), là một loài động vật cỡ lớn thuộc họ Trâu bò (Bovidae) sinh sống ở Việt Nam. Các cá thể trường thành của loài thú móng guốc này dài 1,4-1,8 mét, nặng 120-150 kg. Chúng thuộc diện loài Sắp nguy cấp trong Sách đỏ IUCN.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Ban quản ký Khu dự trữ Động Châu – Khe Nước Trong, hiện khu vực này là nơi cư trú của 76 loài thú, 214 loài chim và 671 loài bò sát. Trong đó có rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao. (Trong hình là chà vá chân nâu, một loài linh trưởng đặc hữu quý hiếm, đang trong tình trạng cực kỳ nguy cấp tại Việt Nam).

Tê tê Java hay còn được gọi là con trút Java. Loài động vật này thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Cầy gấm (tên gọi khác là cầy sao hay cầy báo) có tên khoa học là Prionodon pardicolor. Đây là loài thú quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.

Ông Bạch Thanh Hải – Giám đốc Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong cho hay, đây là một trong những khu vực có diện tích rừng tự nhiên liên tục rộng lớn nhất ở Việt Nam và chỉ còn thấy tồn tại ở một số khu vực dọc biên giới Việt-Lào. Đặc biệt, khu vực này còn bảo tồn được một diện tích lớn kiểu rừng nhiệt đới thường xanh còn tính chất nguyên sinh trên vùng đất thấp; kiểu rừng này đã trở nên rất hiếm ở Việt Nam do bị tác động mạnh và đã bị thu hẹp ở các vùng khác và là một trong những khu vực có giá trị cao về đa dạng sinh học của dãy Trường Sơn, được nhiều tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên đánh giá cao.

Cá thể bò tót được bẫy ảnh ghi nhận vào tháng 4/2017. Được biết, ở Việt Nam loài này xếp vào nhóm bò tót Đông Dương hay bò tót Đông Nam Á (có tên khoa học là Bos gaurus laosiensis hay Bos gaurus readei) được Sách đỏ thế giới xếp vào nhóm động vật quý hiếm loại 1B, bảo tồn ở mức sắp nguy cấp.

Tại khu rừng nhiệt đới nguyên sinh, theo số liệu điều tra bước đầu đã thống kê thống kê được 1.030 loài, trong 599 chi, thuộc 144 họ trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 36 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. So với các khu vực bảo tồn và vườn quốc gia khác ở Việt Nam thì độ phong phú của các loài động vật ở Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong còn rất cao.

Trĩ sao (tên khoa học Rheinardia ocellata) là một loài chim lớn trong họ trĩ. Đây là phân loài đặc hữu, cực kỳ nguy cấp của Việt Nam.

Gia đình lợn rừng đi kiếm ăn được bẫy ảnh ghi lại.

Việc khảo sát và bẫy ảnh đã phát hiện nhiều loài thú quý hiếm cần bảo tồn như: Chà vá chân nâu, gấu ngựa, voọc Hà Tĩnh, thỏ vằn,… tại khu dự trữ thiên nhiên này. Đây có thể coi là một phát hiện cho thấy sự đa dạng sinh thái và là nơi có môi trường sống lý tưởng cho các loại động vật.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Quảng Bình

Tin cùng chuyên mục

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

19/11 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Những lời chúc hay và ý nghĩa nhất nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hà Nội: Cận cảnh khu đất sẽ được thu hồi để mở rộng đường QL1A

Nhân sự 18/11: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế; Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND tỉnh

Cập nhật tin bão trên biển Đông – Cơn bão số 9

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Dự báo thời tiết hôm nay 19/11/2024: Trung Bộ mưa to cục bộ

Hà Nội: Bán 19 thửa đất tại Thanh Oai, giá khởi điểm chỉ 5,3 triệu đồng/m2

Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện 'Cùng em đến trường'

Dự kiến chi hơn 506 tỷ đồng tặng quà Tết Ất Tỵ 2025 cho người có công

Hội thi tuyên truyền về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024

Ban Bí thư chuẩn y ông Nguyễn Đức Tuy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum

Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Bão số 9 giật cấp 14, tiến vào vùng biển miền Trung

Thay đổi lịch chi trả lương hưu từ tháng 12/2024

Nhân sự Trung ương tuần qua: Bộ Chính trị điều động cán bộ từ địa phương

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Tin bão số 9 - siêu bão Man-yi trên Biển Đông