Thứ hai 25/11/2024 22:42

Nguy cơ thiếu hụt nguyên phụ liệu nhập khẩu: Cần sớm đa dạng nguồn cung

Làn sóng tái bùng phát dịch ở Trung Quốc đang khiến nhiều ngành sản xuất của nước ta đứng trước nguy cơ thiếu nguyên phụ liệu.
Trước những lo ngại này, giới chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp trong nước cần chủ động thích ứng để có chiến lược phù hợp.

Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp nguyên phụ liệu quan trọng cho một số ngành công nghiệp của Việt Nam, như điện tử, dệt may, da giày… Tuy nhiên, tắc nghẽn cảng biển thế giới cũng như dịch bệnh tại Trung Quốc khiến các ngành công nghiệp gặp khó do thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu.

Việc thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất do đường đi của hàng hóa từ Trung Quốc và các thị trường khác về Việt Nam bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.

Ảnh minh họa

Với dệt may, dịch bệnh khiến chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành này đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn. Hiện, một số doanh nghiệp trong nước đã, đang tập trung đầu tư vào nghiên cứu phát triển nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao tính chủ động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc đáp ứng chưa như kỳ vọng. Trong nước, mới đáp ứng được 10% nhu cầu vải, mặt hàng bông vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn hàng nhập khẩu.

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - giày - túi xách Việt Nam - chia sẻ, các đối tác phía Trung Quốc đang thiếu container rỗng để chuyển hàng về, cộng với nguồn cung khan hiếm do nhà máy tạm dừng hoạt động vì Covid-19. Việc thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất khiến tiến độ giao hàng của các doanh nghiệp đang bị chậm lại.

Trong bối cảnh trên, các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp cần đa dạng thị trường nhập khẩu nguyên liệu lẫn thị trường xuất khẩu hàng hóa để tránh phụ thuộc. Bên cạnh đó, cần có nhiều hơn các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thị trường trong nước, để từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu. Đối với các hiệp hội doanh nghiệp, cần có đánh giá, rà soát kỹ lưỡng tác động của việc Trung Quốc áp dụng biện pháp phong tỏa vì Covid-19. Đồng thời, trước chủ trương của Trung Quốc là "zero Covid", doanh nghiệp trong nước cần chủ động thích ứng, có chiến lược phù hợp để vừa cầm cự sản xuất, giữ khách hàng, vừa đảm bảo tiến độ giao hàng.

Việc thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất khiến tiến độ giao hàng của các doanh nghiệp đang bị chậm lại.
Tâm Thanh

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính