Thứ sáu 08/11/2024 14:26

Nguy cơ hệ thống y tế bị phá vỡ khi bỏ giấy chuyển tuyến

Nếu không quản lý bệnh nhân theo tuyến người bệnh sẽ đổ dồn lên tuyến trên điều trị làm tuyến trên bị quá tải, hệ thống y tế có nguy cơ bị phá vỡ...

Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã có nhiều kiến nghị về việc xem xét, hủy bỏ thủ tục giấy chuyển tuyến để thuận lợi cho người dân tham gia khám chữa bệnh.

Thảo luận tại Quốc hội hôm 20/11, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội kiến nghị cần bỏ giấy chuyển tuyến. Bởi theo đại biểu, cử tri đã có ý kiến rất nhiều về việc khi đi khám chữa bệnh, bệnh nhân phải đi xin giấy chuyển tuyến rất phiền toái, mất thời gian và mệt mỏi.

Bác sĩ Lê Văn Phúc - Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Liên quan đến đề xuất của đại biểu Quốc hội nên bỏ giấy chuyển tuyến, bác sĩ Lê Văn Phúc - Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết, mô hình hệ thống y tế hình tháp được hầu hết các nước áp dụng và chỉ có mô hình này mới đảm bảo được việc quản lý và chăm sóc sức khỏe của người dân một cách toàn diện, hiệu quả.

"Nếu không quản lý bệnh nhân theo tuyến, chắc chắn sẽ phá vỡ hệ thống y tế. Do đó, việc quản lý khám chữa bệnh tại các tuyến bằng giấy chuyển tuyến là công cụ phù hợp, cần thiết", bác sĩ Phúc nhấn mạnh.

Nếu bệnh nhân không được quản lý theo tuyến, nhu cầu khám chữa bệnh tập trung ở các bệnh viện tuyến trên, tuyến cuối để điều trị, kể cả với các trường hợp không phù hợp và không cần thiết với tình trạng bệnh.

Theo ông Phúc, điều này không chỉ gây quá tải cho cơ sở y tế tuyến trên, gây phiền hà cho chính người bệnh mà còn lãng phí cơ sở vật chất, nhân lực ở tuyến dưới do không tận dụng hết công suất sử dụng.

Trong khi đó, thời gian qua, các cơ sở y tế tuyến dưới đã được đầu tư nguồn lực và ngày càng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

TS. Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, đại biểu Quốc hội, TS. Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, nếu bỏ phân tuyến, cơ sở y tế tuyến trên sẽ được hưởng lợi vì người bệnh đổ về nhiều.

Tuy nhiên, điều này có thể phá vỡ hệ thống y tế và không mang lại lợi ích. Chẳng hạn, một bệnh nhân với bệnh thông thường, ở tuyến dưới có thể điều trị rất tốt nhưng tâm lý phải đi thẳng lên Trung ương, sẽ gây tốn kém mọi mặt cho người bệnh.

"Ai cũng chuyển hết lên tuyến Trung ương, tương lai của y tế cơ sở sẽ đi về đâu", bác sĩ Thức nói và cho biết, bỏ phân tuyến còn gây hệ lụy đến nguồn quỹ bảo hiểm.

Ví dụ, bệnh nhân bị viêm dạ dày, có thể điều trị rất tốt ở bệnh viện hạng một, song lại đến tuyến Trung ương, chi phí điều trị ở bệnh viện hạng đặc biệt chắc chắn sẽ cao hơn cơ sở hạng một, kéo theo nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm cũng như lãng phí xã hội.

Theo TS. Nguyễn Tri Thức, giải pháp căn cơ nhất là hệ thống y tế cơ sở phải đảm bảo tốt công tác chuyên môn khám chữa bệnh. Cốt yếu vẫn là ở vấn đề chuyên môn và đặc biệt phải tạo niềm tin cho người bệnh vào chuyên môn của hệ thống y tế cơ sở. Để làm được điều này, ngành y tế phải xem lại chính mình; tại sao người dân chưa tin vào hệ thống y tế cơ sở, xem xét vấn đề ở đâu để khắc phục.

"Bản thân tôi không ủng hộ giải pháp đưa bác sĩ mới ra trường về trạm y tế xã, huyện, bởi trạm y tế xã, huyện có những thiết bị y khoa không bằng tuyến Trung ương được. Khi thiết bị đã không bằng, rất cần kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ lâu năm.

Tôi đề xuất cần đưa y bác sĩ tuyến trên về tuyến dưới; bác sĩ ở tuyến Trung ương luân chuyển về tuyến tỉnh, tuyến tỉnh về tuyến huyện, tuyến huyện về tuyến xã, bác sĩ tuyến xã luân chuyển lên tuyến tỉnh để học và trau dồi kinh nghiệm. Khi tạo một vòng xoay như thế sẽ không bao giờ phải đặt câu hỏi nhân lực y tế cơ sở không đủ để phục vụ nhân dân. Có như vậy, mới tạo được niềm tin cho người bệnh ở tuyến y tế cơ sở", TS. Nguyễn Tri Thức nhấn mạnh.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: giấy chuyển tuyến

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét

Hút thuốc lá khi lái xe: Nguy hiểm rình rập trên từng cây số

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-star, IDE, MT Korea và loạt cơ sở bị đình chỉ hoạt động

Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự điều hành Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

30.000 người Việt tử vong mỗi năm do tai nạn thương tích

Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc

Phát triển hệ thống kiểm nghiệm, giảm thiểu sự cố về an toàn thực phẩm

Đa dạng hình thức phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học

Bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân

Xua tan căng thẳng và những cách giúp tân sinh viên bước qua 1001 cú sốc đầu đời

Những sai lầm tai hại khi uống nhiều lá tía tô mỗi ngày

Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá