Thứ bảy 28/12/2024 07:41
Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc sản xuất gạch không nung

Nguồn vốn nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện đề án khuyến công quốc gia, vừa qua, tỉnh Điện Biên đã hỗ trợ Công ty TNHH Hoàng Ánh thực hiện Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất gạch không nung”. Đề án đã đạt hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn khi giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo nhiều việc làm cho lao động.
Sản phẩm gạch không nung tại Công ty TNHH Hoàng Ánh

Theo ông Lò Văn Thiên - phụ trách Phòng Khuyến công (Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Điện Biên), Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất gạch không nung” là một trong ba đề án khuyến công quốc gia được tỉnh Điện Biên triển khai trong năm 2015. Đề án được Trung tâm phối hợp với Công ty TNHH Hoàng Ánh (huyện Tủa Chùa) triển khai thực hiện. Hệ thống máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất gạch không nung có giá trị 1,590 tỷ đồng, trong đó, nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ 234 triệu đồng, giúp doanh nghiệp đầu tư thiết bị DMC line 4 trong dây chuyền sản xuất.

Đại diện Công ty TNHH Hoàng Ánh cho biết, máy móc được đầu tư trong đề án là những thiết bị tiên tiến, hiện đại, giúp doanh nghiệp nâng cao tính chủ động trong sản xuất, tăng năng suất, giảm chi phí, sản phẩm đạt tiêu chuẩn TCVN 6477:2011. Đặc biệt, dây chuyền sản xuất mang tính tự động cao.Quy trình sản xuất cơ bản gồm: Mạt đá, bụi đá. Sau khi cân đủ lượng sẽ được tự động kéo lên và phối trộn từ 3-5 phút tùy từng loại gạch. Nguyên liệu sau khi phối trộn sẽ chuyển sang đóng khuôn và được ép rung thủy lực. Thành phẩm tạo ra được phơi khô và đóng gói, bảo quản. “Ép rung thủy lực là công nghệ mới trong sản xuất gạch không nung hiện nay, tạo ra sản phẩm có độ cứng cao, khả năng chịu lực lớn”- Đại diện Công ty TNHH Hoàng Ánh cho hay.

Hiện tại, dây chuyền sản xuất của đề án đã hoạt động ổn định, bình quân Hoàng Ánh sản xuất từ 1,2-1,6 vạn viên gạch/ngày, dây chuyền có thể đạt tối đa công suất thiết kế từ 8-10 triệu viên/năm trong thời gian ngắn. Đại diện Công ty TNHH Hoàng Ánh cũng chia sẻ: Hoàng Ánh đang sản xuất và cung cấp đá xây dựng, nguyên liệu rất sẵn nên thuận lợi trong việc phát triển sản phẩm gạch không nung. So với gạch đỏ truyền thống, giá thành gạch không nung của doanh nghiệp có sức cạnh tranh tốt. Cụ thể, một viên gạch loại 1,4 kg có giá 1.400 đồng/viên, gạch loại 2 kg có giá 2.000 đồng/viên, trong khi đó, giá một viên gạch đỏ là 2.200 đồng/viên. Hiện Hoàng Ánh cũng kết hợp với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh, đưa gạch không nung vào một số công trình.

Người dân trên địa bàn huyện cũng bắt đầu thay đổi thói quen dùng gạch không nung trong các công trình xây dựng, thay vì dùng gỗ như trước kia. Bên cạnh việc đem lại tiềm năng kinh tế, Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất gạch không nung” còn tạo việc làm cho người lao động, chủ yếu là bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn xã, với mức thu nhập ổn định từ 4-6 triệu đồng/người/tháng.Đánh giá về sự hỗ trợ chương trình khuyến công, đại diện Công ty TNHH Hoàng Ánh chia sẻ: Nguồn vốn hỗ trợ của khuyến công tuy không lớn so với tổng mức đầu tư của doanh nghiệp, nhưng chương trình đã thể hiện được sự quan tâm của nhà nước với khu vực doanh nghiệp công nghiệp nông thôn còn nhiều khó khăn. Sự hỗ trợ của khuyến công cũng phù hợp với chủ trương của tỉnh đến năm 2018 xóa bỏ lò gạch nung truyền thống. Đặc biệt, sự hỗ trợ của chương trình khuyến công đã kịp thời góp sức cùng doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phát triển sản phẩm mới trên địa bàn.

Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất gạch không nung” là một trong ba đề án khuyến công quốc gia được Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Điện Biên triển khai trong năm 2015. Đề án đã được nghiệm thu và đạt hiệu quả cao…
Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Khuyến công quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh