Thứ năm 28/11/2024 22:13

Nguồn vốn khuyến công tạo sức bật cho công nghiệp nông thôn

Từ nguồn vốn khuyến công, nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn trong tỉnh An Giang đã được hỗ trợ đổi mới máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.

Được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh, cơ sở kinh doanh muối sấy Miền Tây Kim Giang (xã Vĩnh Hòa, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) đã trang bị nhiều loại máy móc tiên tiến phục vụ sản xuất, như: Máy trộn muối, máy sấy muối - hút mùi, máy dán màng seal bán tự động, cân điện tử - chiết rót bán tự động, máy xiết nắp chai bán tự động.

Theo ông Nguyễn Hồng Dự - chủ hộ kinh doanh muối sấy Miền Tây Kim Giang, việc đầu tư máy móc thiết bị giúp nâng công suất và hạ giá thành sản phẩm từ 40.000 đồng/kg còn 33.000 đồng/kg. Từ đó, giúp sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Bên cạnh sản phẩm muối ớt, cơ sở này còn sản xuất thêm các loại muối tiêu và muối tôm theo đơn đặt hàng. Nhờ sản phẩm chất lượng, hương vị thơm ngon, mùi vị đặc trưng, lại không sử dụng các loại hóa chất, đảm bảo an toàn nên sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Ngoài các cửa hàng, đại lý, tiệm tạp hóa trong tỉnh, sản phẩm còn có mặt tại thị trường các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như: Đồng Tháp, Tiền Giang, TP. Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Cơ sở cũng đang hướng đến xuất khẩu sang thị trường Campuchia, một trong những thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng, vận chuyển thuận lợi.

Sản phẩm muối sấy được người tiêu dùng đón nhận, thị trường tiêu thụ rộng lớn

Ông Dự cho biết thêm, trước đây, cơ sở có 9 lao động trực tiếp, từ khi áp dụng máy móc, trang thiết bị giúp cơ sở nâng cao năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương. Hiện nay, số lao động tại cơ sở khoảng 14 người, với mức thu nhập từ 2,8-3,5 triệu đồng/người/tháng. Qua đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Ngoài ra, khi áp dụng các loại máy móc, thiết bị tiên tiến, trong quá trình sản xuất không còn khói nên ít ảnh hưởng đến môi trường, hạn chế được mùi cay nồng, đảm bảo an toàn sức khỏe người lao động.

Theo bà Trần Ngọc Diệu - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh An Giang cho biết Năm 2023, công tác khuyến công đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án khuyến công quốc gia, đã triển khai thực hiện đề án nhóm Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong quy trình sản xuất gạo cho 4 doanh nghiệp, với tổng kinh phí hỗ trợ là 1,1 tỷ đồng.

Về Đề án khuyến công địa phương, tỉnh phê duyệt hỗ trợ 13 đề án tổng kinh phí duyệt hỗ trợ trên 3,05 tỷ đồng. Trong đó tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực chế biến thực phẩm, may trang phục, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ, sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại.

Ngoài việc hỗ trợ máy móc, trang thiết bị, việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đã góp phần giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tìm kiếm đầu ra, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, nhiều sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh như bộ sản phẩm: Chả cá thát lát rút xương tẩm gia vị, Chả cá thát lát tẩm gia vị; Bộ sp mật thốt nốt: sệt Palmania, bột Palmania; Trà kim ngân hoa; Xoài cát Hoà lộc sấy dẻo; Đũa ăn gỗ thốt nốt.

"Việc được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu có ý nghĩa hết sức to lớn. Khi sản phẩm được công nhận sẽ có thêm cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ. Người tiêu dùng biết đến cơ sở ngày càng nhiều, từ đó giúp cơ sở phát triển sản xuất - kinh doanh. Song song đó, trung tâm còn hỗ trợ các đơn vị trưng bày sản phẩm tại các hội trợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh; tổ chức giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa; hỗ trợ thiết kế nhãn hàng hóa và đăng ký mã vạch sản phẩm; hỗ trợ phát triển các sản phẩm tiêu biểu, đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm, Khmer…", bà Diệu nhấn mạnh.

Bà Trần Ngọc Diệu - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh An Giang đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến công

Đánh giá về hiệu quả từ các chương trình khuyến công, bà Trần Ngọc Diệu cho biết, thông qua chương trình Khuyến công cơ sở công nghiệp nông thôn được quan tâm hỗ trợ tiếp cận chính sách để đầu tư thay đổi máy móc, thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm công nghiệp nông thôn được thực hiện thường xuyên,… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, ý thức tổ chức sản xuất của cộng đồng cơ sở công nghiệp nông thôn đáp ứng yêu cầu an toàn, chất lượng, thực hiện đúng quy định pháp luật đối với ngành nghề sản xuất. Chính vì vậy, uy tín cho cơ sở công nghiệp nông thôn kinh doanh ngày càng ổn định, hiệu quả, mở rộng thị trường, đa dạng kênh phân phối. Từ đó, giúp đơn vị phát triển bền vững.

“Cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế của tỉnh tiếp tục thực hiện và phát huy hiệu quả, các ngành sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại, dịch vụ từng bước hồi phục mạnh mẽ”, bà Trần Ngọc Diệu chia sẻ.

Theo bà Diệu, trong những tháng cuối năm 2023 phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch và giải ngân kinh phí khuyến công cho các cơ sở công nghiệp nông thôn năm 2023. Phấn đấu các chỉ tiêu phát triển ngành Công Thương trong năm 2023 đạt tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Theo đó, đơn vị ước thực hiện hỗ trợ 15 đề án khuyến công địa phương. Phối hợp các đơn vị liên quan hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP và sản phẩm tiềm năng OCOP của tỉnh. Tham gia trưng bày sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, cấp quốc gia tại TP. Hà Nội (từ ngày 15 - 19/12/2023); thực hiện thủ tục xin hỗ trợ 1 đề án cơ hội từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia.

Để đàm được điều này, đơn vị sẽ tăng cường hỗ trợ sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm OCOP có tiềm năng phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển nhiều kênh phân phối trên cả nước và xuất khẩu. Tiếp tục hỗ trợ các cơ sở chế biến thực phẩm, chế tạo sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, đa dạng sản phẩm gắn với thế mạnh của địa phương, nhất là sản phẩm phục vụ du lịch…

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Khuyến công địa phương

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp hoá chất giảm sự cố trong quá trình hoạt động

Công nghệ igus Mobile Shore Power Outlet (iMSPO) cấp điện bờ tại cảng an toàn, nhanh chóng và linh hoạt

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc