Thứ năm 28/11/2024 23:33

Người nông dân “điêu đứng” vì mùa hoa trượt giá

“Hoa tầm này rẻ như cho, bây giờ tôi đang phải cắt bớt những bông hoa quá lứa để chờ thu hoạch vụ sau. Không biết đến vụ sau đã hết dịch chưa, không thì hỏng hết”, một người trồng hoa ở Tây Tựu, Hà Nội chia sẻ với phóng viên như vậy.

Độ này mọi năm, thị trường hoa tươi vô cùng sôi động do có nhiều lễ hội, nhu cầu cúng lễ, cưới hỏi, doanh nghiệp, nhà hàng…. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường hoa tươi gần như bị “đóng băng” không có đầu ra, gây thiệt hại lớn cho người nông dân trồng hoa trên cả nước. Trong tình trạng ế ẩm này, nhiều nhà vườn phải cắt bỏ hoa lứa này, chăm cây để trông chờ vào lứa sau, hy vọng dịch bệnh qua đi để bù lại thiệt hại trong thời gian này.

Hàng loạt ruộng hoa phải cắt bỏ bởi hoa đã nở mà không có khách mua

Được biết đến là “vựa hoa” lớn của miền Bắc, mỗi năm làng Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cung cấp ra thị trường các loại hoa tươi như hoa cúc, hoa hồng, hoa ly, hoa loa kèn… Mặc dù đang vào vụ nhưng không khí thu hoạch ở đây rất ảm đạm, nhiều cây hoa để chết héo tại vườn.

Người trồng hoa trông chờ vào vụ sau khi hết dịch

Theo các hộ trồng hoa ở Tây Tựu, kể từ sau Tết Nguyên đán, giá hoa giảm mạnh, bán nửa giá nhưng vẫn vắng khách. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, người dân cũng hạn chế ra đường do cách ly toàn xã hội nên hoa tươi rơi vào cảnh ế ẩm. Thiệt hại nặng nhất là những người trồng hoa ly do giống hoa đắt, mất nhiều chi phí nuôi trồng và chăm sóc.

Thời điểm này, “may mắn” chỉ có hoa loa kèn vẫn giữ được lượng tiêu thụ ở mức khá, do loại hoa này tươi lâu và chỉ có 1 vụ vào tháng 4 hàng năm. Việc tiêu thụ hoa tươi trên địa bàn thành phố cũng giảm đi nhiều. Các hộ trồng hoa hầu hết vẫn dựa vào mối buôn quen đến từ các tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng còn nhập hàng, khi nào có người gọi đặt thì chủ vườn mới cắt hoa đem giao, số lượng cũng giảm hơn trước khi có dịch.

Các hộ trồng hoa ở Tây Tựu chỉ cắt hoa cầm chừng khi có lái buôn hoặc khách quen đặt hàng

Do có khách gọi đặt trước nên sáng nay hơn 6 giờ, anh Đỗ Đốc Viết, người trồng hoa lâu năm ở Tây Tựu mới ra ruộng cắt được ít hoa loa kèn về để giao cho khách. “Mảnh loa kèn này của tôi là vào khoảng 2 sào 4 thước, trồng từ tháng 9 năm trước đến nay mới cho thu hoạch, chắc đến độ cuối tháng 4 dương này thì hết. Như mọi năm thì cả 2 vợ chồng ra thu hoạch chỉ trong 1 tuần là hết mà không kịp giao đi. Mỗi lần thu hoạch như đợt này cũng được khoảng 40 - 50 mớ thôi”.

"Nhưng năm nay vì có dịch Covid-19, ít người chơi hoa, may nhà tôi vẫn có khách quen ở các tỉnh xa như Hải Dương, Hải Phòng… họ vẫn giao dịch được nên mới cắt dần. Mùa này có mỗi hoa loa kèn là tiêu thụ mạnh nhất thôi, hoa ly tiêu thụ chậm, lỗ nhiều hơn vì giống đắt. Giờ này mọi năm giá hoa tươi đắt lắm, năm nay giảm hẳn 50%”, anh Viết cho biết thêm.

Hoa loa kèn tiêu thụ số lượng nhiều nhất dịp này, nhưng chậm so với mọi năm

Theo ghi nhận của phóng viên tại một số tuyến đường và khu chợ dân sinh trên địa bàn quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy,... hầu hết không có người bán hoa. Thay vào đó, nhiều người tìm kiếm đầu ra cho hoa tươi thông qua “chợ online” trên mạng xã hội. Hình thức này cũng là một giải pháp hữu hiệu và nhận được sự ủng hộ của nhiều khách hàng, tại thời điểm người người, nhà nhà đang thực hiện giãn cách xã hội.

Chợ hoa tươi online sôi động mùa dịch Covid-19

Chị Hiền, chủ cửa hàng hoa ở quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: Kể từ ngày ¼ có lệnh cách ly xã hội chủ Thủ tướng, cửa hàng hoa của chúng tôi thuộc đối tượng mặt hàng không thiết yếu nên buộc phải đóng cửa. Ngay lập tức, cửa hàng đã chuyển sang bán online mà lượng khách cũng giảm đến 50 – 60%, có hôm không có khách nên cửa hàng cũng không dám nhập nhiều hoa về bán.

Lác đác một vài người bán hoa tươi ở khu vực chợ dân sinh

“Giá hoa đợt này cũng rẻ lắm, chỉ khoảng 20.000 – 50.000 đồng đã mua được 1 mớ hoa to. Đợt này tháng tư mùa hoa loa kèn nên khách cũng tranh thủ chơi được 2, 3 lần, mà giá hoa này cũng rẻ như cho, vào khoảng 25.000 đồng/bó 10 bông to đẹp, chơi được lâu”, chị Hiền cho biết thêm.

Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đầu ra cho thị trường hoa gần như bằng không, những người nông dân trồng hoa, các tiểu thương giờ chỉ biết mong chờ dịch sớm qua nhanh chứ không thể tìm ra được hướng đi nào tốt hơn trong thời điểm này.

Nguyễn Mai – Thu Trang

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam