Nghiên cứu khoa học ngành Công Thương gắn với thực tiễn

“Năm 2014, hoạt động khoa học và công nghệ của ngành Công Thương đã có những chuyển biến tích cực. Các nghiên cứu của các đơn vị ngành Công Thương luôn gắn với thực tiễn sản xuất” - đó là khẳng định của ông Nguyễn Phú Cường - Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ (Bộ Công Thương) khi trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.
Nghiên cứu khoa học ngành Công Thương gắn với thực tiễn
Ông Nguyễn Phú Cường - Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ (Bộ Công Thương)

2014 là năm có nhiều sự kiện ý nghĩa đối với ngành khoa học công nghệ (KHCN) nói chung và KHCN ngành Công Thương nói riêng. Theo ông đâu là điểm nhấn quan trọng?

Đúng vậy, năm 2014 đánh dấu chặng đường 55 năm xây dựng và phát triển của ngành KHCN và cũng là năm đầu tiên triển khai Luật KH&CN sửa đổi vào cuộc sống với rất nhiều nội dung mới.

Các nhà khoa học ngành Công Thương đã tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tập đoàn, tổng công ty. Các kết quả nghiên cứu khoa học đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, đơn vị và đóng góp tích cực trong công tác hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều sản phẩm mới mang lại giá trị, hiệu quả kinh tế cao, nghiên cứu ứng dụng đóng góp vào sản xuất - kinh doanh. Nhiều đề tài nghiên cứu sản phẩm mới, chú trọng nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất, kiểu dáng bao bì, sử dụng nguyên liệu mới… để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Nhiều thành tựu mới nhất của nền KH&CN thế giới đã được chuyển giao và ứng dụng thành công vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cốt lõi. Đặc biệt, tỷ trọng các đề tài, nhiệm vụ KH&CN được ứng dụng và phục vụ trực tiếp cho sản xuất - kinh doanh ngày càng cao. Nhiều đơn vị, tổ chức nghiên cứu đã và đang từng bước chủ động về tài chính.

Ông có thể cho biết một số kết quả nổi bật mà các nhà khoa học ngành Công Thương đã thực hiện trong năm?

Một trong những đề tài cấp nhà nước nổi bật được kể đến là Dự án “Đánh giá tiềm năng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam” do Viện Dầu khí Việt Nam chủ trì thực hiện được hoàn thành và bảo vệ thành công trong năm. Đề tài đã được Hội đồng Nghiệm thu cấp nhà nước đánh giá và xếp loại xuất sắc do có nhiều đóng góp mới, quan trọng cho khoa học địa chất dầu khí, định hướng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí, góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Cùng với Viện Dầu khí Việt Nam, các viện khác trong ngành cũng có nhiều đề tài thiết thực, như Viện KH&CN Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) với đề tài “Nghiên cứu sử dụng khoáng apatit để xử lý các kim loại nặng trong bùn thải quặng đuôi”. Viện KH&CN Mỏ - Vinacomin với đề tài “Nghiên cứu áp dụng công nghệ chèn lò khai thác than trong các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh”. Việc nghiên cứu và thử nghiệm thành công đề tài sản xuất thép và vật liệu không nung từ bùn đỏ cũng được đánh giá là khâu đột phá đáng ghi nhận của các nhà khoa học trong việc sản xuất bảo vệ môi trường.

Ngoài ra các đề tài: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị khí hóa liên tục quy mô công nghiệp sử dụng nguyên liệu từ các phụ, phế phẩm nông nghiệp (vỏ trấu, lõi ngô)” của Viện Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp, đã hoàn thành trong năm 2014 và dự kiến nghiệm thu trong quý I năm 2015; “Nghiên cứu đánh giá nhu cầu gắn nhãn sinh thái cho sản phẩm dệt may Việt Nam, đề xuất các giải pháp gắn nhãn sinh thái cho sản phẩm dệt may phù hợp với trình độ trong nước” của Viện Dệt may; “Nghiên cứu khả năng thay thế chất xúc tác selenium sử dụng trong phương pháp Kjeldahl để xác định hàm lượng nitrogen của cao su thiên nhiên” thuộc Đề án “Thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011 - 2015” của Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam… cũng được đánh giá cao.

Nghiên cứu khoa học ngành Công Thương gắn với thực tiễn
Năm 2014, ngành Công Thương đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, đề án như: Đẩy mạnh các hoạt động trong khuôn khổ chiến lược phát triển công nghệ sạch đến năm 2020; triển khai kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương; chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2015, tầm nhìn 2025; Đề án Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn 2025; Đề án Phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020; Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020…

Theo ông, vai trò quản lý nhà nước có tác động như thế nào đến những kết quả trên?

2014 là năm đầu tiên triển khai Luật KH&CN sửa đổi vào cuộc sống với rất nhiều nội dung mới đã tạo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, phù hợp với thực tiễn phát triển. Bộ Công Thương đang triển khai xây dựng thông tư quy định về quản lý KH&CN của Bộ để thống nhất, đồng bộ hóa với những thay đổi trong luật.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo hoạt động KH&CN của ngành theo hướng đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chuyển đổi mô hình phù hợp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả nghiên cứu, triển khai của các tổ chức KH&CN. Công tác quản lý các nhiệm vụ KH&CN từ khâu tuyển chọn, giao nhiệm vụ và quản lý thực hiện, nghiệm thu thanh lý được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch, khách quan, bảo đảm tính khoa học. Qua đó đã tạo điều kiện để các tổ chức các nhà khoa học phát huy được khả năng, đóng góp thiết thực hơn cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Vậy nhiệm vụ KH&CN đặt ra cho năm 2015 là gì, thưa ông?

Năm 2015, hoạt động KH&CN của ngành Công Thương sẽ tiếp tục đổi mới cơ bản, đồng bộ cơ chế quản lý, hoạt động. Hoàn thành chuyển đổi mô hình hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tất cả các viện nghiên cứu còn lại theo đúng lộ trình của Chính phủ. Phấn đấu nâng cao tỷ lệ số viện nghiên cứu có đơn vị hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KH&CN đến năm 2015 đạt khoảng 30 - 40%, năm 2020 đạt khoảng 40 - 50%. Phấn đấu 70 - 80% số đề tài nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu thị trường, phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp (tăng 15% so với giai đoạn 2005 - 2010).

Căn cứ Chiến lược phát triển KH&CN ngành Công Thương giai đoạn 2011 - 2020 đã được phê duyệt, trong giai đoạn 2015 - 2020 Bộ Công Thương sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như: Hoàn thiện tổ chức, cơ chế quản lý và thông tin KHCN; nâng cao năng lực nghiên cứu KHCN; nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển bền vững các lĩnh vực của ngành Công Thương; đẩy mạnh hoạt động thông tin, thống kê KHCN, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và sở hữu trí tuệ.

Xin cảm ơn ông!

Hải Nam
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Cần chiến lược tổng thể liên kết giữa các trường đại học trong đổi mới sáng tạo

Cần chiến lược tổng thể liên kết giữa các trường đại học trong đổi mới sáng tạo

Sắp công bố Top 10 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả ngành CNTT - VT

Sắp công bố Top 10 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả ngành CNTT - VT

Khai mạc Diễn đàn Đổi mới Sáng tạo Quốc gia 2024

Khai mạc Diễn đàn Đổi mới Sáng tạo Quốc gia 2024

Xây dựng trung tâm dữ liệu hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Xây dựng trung tâm dữ liệu hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Nhiều biện pháp triển khai thúc đẩy quá trình tắt sóng 2G

Nhiều biện pháp triển khai thúc đẩy quá trình tắt sóng 2G

2 nhà khoa học được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

2 nhà khoa học được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

5G sẽ được tập trung triển khai tại các khu công nghiệp

5G sẽ được tập trung triển khai tại các khu công nghiệp

Mua xe chỉ từ 235 triệu đồng, người tiêu dùng "phát sốt" với VinFast VF 3

Mua xe chỉ từ 235 triệu đồng, người tiêu dùng "phát sốt" với VinFast VF 3

Hết tháng 4, cả nước nhập khẩu gần 44.000 ô tô nguyên chiếc các loại

Hết tháng 4, cả nước nhập khẩu gần 44.000 ô tô nguyên chiếc các loại

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mang về 7,5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mang về 7,5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành 26 quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành 26 quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân sẽ mở thử nghiệm trong tháng 6/2024

Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân sẽ mở thử nghiệm trong tháng 6/2024

Xe Audi Q8 SUV có giá từ bao nhiêu tiền?

Xe Audi Q8 SUV có giá từ bao nhiêu tiền?

Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP

Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP

Toàn cảnh “cuộc chiến” chất bán dẫn của các cường quốc

Toàn cảnh “cuộc chiến” chất bán dẫn của các cường quốc

Doanh số bán hàng giảm sâu, các nhà sản xuất ô tô Mỹ lo mất thị trường tỷ dân

Doanh số bán hàng giảm sâu, các nhà sản xuất ô tô Mỹ lo mất thị trường tỷ dân

Thị trường ô tô Việt tháng 4 sụt giảm nhẹ

Thị trường ô tô Việt tháng 4 sụt giảm nhẹ

“Đặc quyền” của chủ xe VF 3: Tự chọn màu sơn, họa tiết theo sở thích

“Đặc quyền” của chủ xe VF 3: Tự chọn màu sơn, họa tiết theo sở thích

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam khai phá thị trường quốc tế

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam khai phá thị trường quốc tế

Năm 2026, Việt Nam sẽ có dịch vụ ô tô bay?

Năm 2026, Việt Nam sẽ có dịch vụ ô tô bay?

Xem thêm