Ô tô Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh, giá sẽ tiếp tục giảm Ô tô Trung Quốc “đổ bộ” vào Việt Nam |
Cạnh tranh trên thị trường ô tô Trung Quốc trở nên gay gắt
Sự hỗ trợ từ chính phủ Trung Quốc đã giúp các công ty ô tô trong nước phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và phần mềm cho các xe điện.
Khoản đầu tư, trợ cấp này giúp các công ty Trung Quốc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm ô tô tiên tiến, đồng thời giảm giá thành sản xuất và tăng tính cạnh tranh. Điều này khiến doanh số bán ô tô của Mỹ tại Trung Quốc đã giảm đáng kể, từ mức đỉnh cao cách đây vài năm.
Michael Dunne của Dunne Insights, người đã nghiên cứu thị trường Trung Quốc và các nước châu Á khác trong gần 30 năm, cho biết: “Nhiều khả năng các nhà sản xuất ô tô lớn như Ford, GM, Hyundai, Kia và Nissan có thể rời khỏi thị trường Trung Quốc trong vòng 5 năm tới, khi không còn đủ khả năng cạnh tranh”.
Doanh số bán hàng của General Motors (GM) tại Trung Quốc, bao gồm cả doanh số của các liên doanh mà hãng duy trì ở nước này, đã giảm từ mức cao 4 triệu xe trong năm 2017 xuống còn 2,1 triệu vào năm 2023. Con số này thấp hơn doanh số 2,59 triệu xe của Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2009.
Thị trường ô tô Trung Quốc rất sôi động và có tính cạnh tranh cao. (Ảnh: CNBC) |
Sự suy giảm thu nhập từ cổ phiếu của General Motors từ thị trường Trung Quốc là một tín hiệu đáng chú ý về hiệu suất kinh doanh của công ty tại quốc gia này. Thu nhập giảm 34% trong năm xuống còn 446 triệu USD, đồng thời mức giảm 54% so với cùng kỳ năm ngoái chỉ trong quý IV, cho thấy GM đang đối diện với những thách thức nghiêm trọng trên thị trường Trung Quốc.
Một số yếu tố đã tác động đến sự suy giảm của các nhà sản xuất ô tô Mỹ tại Trung Quốc. Trong đó, bao gồm cạnh tranh từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, thách thức về chi phí, lợi nhuận và từ các đối thủ nước ngoài.
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc không chỉ có ưu thế về chi phí sản xuất thấp mà còn có sự hỗ trợ từ chính phủ, sự hiểu biết sâu sắc về thị trường địa phương, và sự linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, nhà sản xuất Mỹ và nhiều quốc gia khác đang phải tìm cách thích ứng hoặc hạn chế hoạt động của mình trên thị trường này.
Trung Quốc tăng cường cải tiến, đầu tư, hợp tác quốc tế trong sản xuất ô tô
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã học được rất nhiều từ các nhà sản xuất ô tô nước ngoài thông qua việc hợp tác và mua lại các thương hiệu, như Anh và Thụy Điển, nhằm mục đích tiếp cận công nghệ, kiến thức quản lý từ các công ty nước ngoài. Trung Quốc đã mua lại các thương hiệu như MG, Lotus và Volvo giúp họ mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường thương hiệu trên thị trường toàn cầu.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, như BYD, đã tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ ô tô tiên tiến, bao gồm xe điện và ô tô tự lái.
Đồng thời, Trung Quốc cũng tích cực hợp tác với công ty nước ngoài, như Berkshire Hathaway vào BYD. Điều này minh chứng sự quan tâm và tin tưởng vào tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc. Quá trình hợp tác giúp mang lại lợi ích tài chính, cung cấp nguồn vốn và kiến thức quản lý cho các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.
Thị trường ô tô Trung Quốc đã có sự thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua, chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ thông minh, kết nối trong ngành ô tô. Bill Russo, cựu Giám đốc Chrysler, người điều hành Automobileity, một công ty tư vấn ở Thượng Hải chỉ ra rằng, các nhà sản xuất ô tô Mỹ không nên từ bỏ thị trường Trung Quốc bất chấp sự giảm doanh số bán hàng.
Đối với các nhà sản xuất ô tô Mỹ và các đối tác không phải của Trung Quốc, việc tìm kiếm chiến lược phát triển phù hợp, linh hoạt trong thị trường đầy cạnh tranh là cần thiết. Điều này có thể bao gồm tăng cường nghiên cứu và phát triển, tìm kiếm đối tác chiến lược địa phương, tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và bán hàng.