Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi danh

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vừa được UNESCO ghi vào Danh sách Di sản phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp.
Nét đẹp trang phục của đồng bào Chăm H’roi

Quyết định nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO công nhận thông qua trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 17 của Uỷ ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra từ 28/11 đến 3/12 tại thủ đô Rabat của Maroc.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi danh
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh

Nghề làm gốm truyền thống của người Chăm có một vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Gốm là vật dụng không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình và trong văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm tỉnh Nình Thuận và Bỉnh Thuận.

Gốm của người Chăm chủ yếu là đồ gia dụng, đồ dùng cúng lễ và đồ mỹ nghệ gồm chum (jek), nồi (gok), mâm (cambak), bình (bilaok)… Nghề làm gốm được xem là biểu hiện của sự sáng tạo cá nhân do người phụ nữ Chăm làm ra trên nền tảng tri thức được lưu truyền trong cộng đồng. Thay vì sử dụng bàn xoay, người phụ nữ Chăm di chuyển giật lùi quanh khối nguyên liệu để tạo hình sản phẩm. Gốm không tráng men và được phơi khô, nung ở ngoài trời bằng củi và rơm trong 7 đến 8 giờ ở nhiệt độ khoảng 8000C. Nguyên liệu (đất sét, cát, nước, củi và rơm) được khai thác tại chỗ. Đất sét được tái sinh theo chu kỳ vài ba năm sau khi khai thác tại cánh đồng Hamu Tanu Halan, bên bờ sông Quao thuộc làng Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) và mỏ đất làng Xuân Quang (cách làng Bình Đức, tỉnh Ninh Thuận, 3km về hướng Tây Bắc).

Dụng cụ làm gốm đơn giản do nghệ nhân tận dụng vật liệu tại chỗ như: Vòng quơ, vòng cạo (bằng tre) để cạo mỏng thân gốm, và vỏ sò, vải cuộn thấm nước để chà láng thân gốm. Toàn bộ quy trình làm gốm của người Chăm toát lên một giá trị nghệ thuật đặc trưng. Chính nhờ vậy, dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển, gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, vẫn giữ được hồn cốt tinh túy và vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm, tạo nên giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm.

Tri thức và kỹ năng làm gốm được trao truyền cho các thế hệ trong gia đình thông qua thực hành. Việc làm nghề tạo cơ hội cho người phụ nữ Chăm giao lưu, tương tác trong lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội, cũng như trong việc giáo dục nghề nghiệp cho con cái, nâng cao hơn nữa vai trò của họ trong xã hội.

Nghề làm gốm cũng giúp tăng thu nhập của gia đình và bảo lưu thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa của người Chăm ở Việt Nam. Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực bảo vệ, song nghề gốm của người Chăm vẫn đang đứng trước nguy cơ mai một vì sự tác động của quá trình đô thị hóa đến khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thô, sự chậm thích ứng với kinh tế thị trường và thế hệ trẻ ít quan tâm đến nghề.

Với những ý nghĩa đó, Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã đánh giá hồ sơ di sản "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" đáp ứng đủ năm tiêu chí được Công ước đề ra và ghi danh di sản vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của UNESCO.

Như vậy, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO. Sự ghi nhận này một lần nữa khẳng định sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những giá trị văn hóa của người dân Việt Nam. Điều này cũng thể hiện sự đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam cho mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mà UNESCO đang thúc đẩy, nhất là trên cương vị thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 giai đoạn 2022-2026.

Với sự ghi nhận này của UNESCO, đồng bào dân tộc và cộng đồng tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sẽ nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của nghề làm gốm truyền thống của người Chăm trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam. Đây không chỉ là vinh dự mà còn là trách nhiệm của chính quyền cũng như người dân địa phương trong việc gìn giữ bảo tồn một di sản được thế giới công nhận.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: của người Chăm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nhắc lại kỷ niệm ghi lại những khoảnh khắc đời thường, bình dị về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tá, Nhà nhiếp ảnh Trần Hồng không khỏi bồi hồi, xúc động.
Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Lễ hội đền Đồng Cổ năm nay được tổ chức ngày 11/5/2024 (tức 4/4 âm lịch) tại đền Đồng Cổ, số 353 phố Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được tái hiện sinh động, giàu cảm xúc qua nghệ thuật xiếc, qua đó đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ.
Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Ngõ Đồng Xuân là địa chỉ được nhiều người Hà Nội, khách du lịch hay những kiều bào về thăm quê tìm đến để thưởng thức những món ăn mang đậm phong cách Hà Thành.
Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh "Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử".

Tin cùng chuyên mục

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được thể hiện giàu cảm xúc qua các tác phẩm mỹ thuật đang được giới thiệu rộng rãi tới công chúng Thủ đô.
Phát động Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 ngành văn hoá

Phát động Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 ngành văn hoá

Ngày 4/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 phục vụ tuyển sinh, đào tạo phát triển nguồn nhân lực văn hóa.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gấp rút triển khai đúng tiến độ

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gấp rút triển khai đúng tiến độ

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được gấp rút triển khai, đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
Trải nghiệm “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng"

Trải nghiệm “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng"

Du khách được mua bán, trao đổi, chế biến món ăn, thưởng thức tiếng khèn, say sưa giữa khúc hát sli, lượn… tại phiên chợ “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng".
Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024: Tìm kiếm “đại sứ” quáng bá hình ảnh, nét đẹp văn hoá đất nước

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024: Tìm kiếm “đại sứ” quáng bá hình ảnh, nét đẹp văn hoá đất nước

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024, tiếp tục góp phần quảng bá vẻ đẹp Việt, hình ảnh, du lịch Việt với tới bạn bè quốc tế.
Họa màu - Dân gian: Tôn vinh di sản văn hoá Việt

Họa màu - Dân gian: Tôn vinh di sản văn hoá Việt

Thông qua Triển lãm “Họa màu - Dân gian”, LaToa Indochine đã giới thiệu, quảng bá nhiều tác phẩm tranh sơn mài độc đáo đến với du khách.
Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Những ngày này, trên đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.
Chiến thắng Điện Biên Phủ được tái hiện ấn tượng qua mỹ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ được tái hiện ấn tượng qua mỹ thuật

Người dân Hà Nội đang có cơ hội được sống lại với những khoảnh khắc trên chiến trường Điện Biên Phủ qua tác phẩm mỹ thuật tại Triển lãm “Đường lên Điện Biên”.
Xe đạp thồ - “vua vận tải” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ - “vua vận tải” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ “vua vận tải” được dân công sử dụng để vận chuyển lương thực, thuốc men phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ là biểu tượng cho tinh thần, ý chí.
"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

Sáng nay (25/4), Bảo tàng Lịch sử quốc gia chính thức khai mạc trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”.
Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Hàng năm, lễ hội làng Lệ Mật diễn ra từ ngày 20-23/3 âm lịch (tức ngày 28/4-1/5/2024), tại đình Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Lễ hội truyền thống Bổng Điền diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 20 - 23/4/2024 tại Khu di tích đình - đền Bổng Điền, Thái Bình thành công tốt đẹp.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt” vào ngày 25/4.
Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ được tổ chức từ ngày 7-9/5/2024 (tức ngày 29/3 - 2/4/2024 âm lịch) hàng năm, tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Tối 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam.
Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đến với Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hàng nghìn du khách đều choáng ngợp, ngỡ ngàng và xúc động trước bức tranh Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Ngày 18/4/2024, Hội nghị vinh danh 128 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” đã được tổ chức tại Hà Nội.
Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Trong khuôn khổ chương trình đoàn tàu du lịch "Hành trình Đêm Đà Lạt" diễn ra tại ga Đà Lạt, dự án sách “Xứ sở lạ lùng” đang được lan toả, bay xa.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Nhiều hoạt động hấp dẫn, ý nghĩa diễn ra từ ngày 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4/2024.
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động